Ảnh minh hoạ: Sáng nay, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội nằm trong mức đáng báo động.
Theo thống kê của IQAir (trang tổng hợp và cung cấp dữ liệu về chất lượng không khí tại các thành phố hoặc các quốc gia trên thế giới), vào lúc 9 - 10 giờ sáng nay (02/11), Hà Nội lọt vào top 10 các thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới, với chỉ số AQI là 153.
Cụ thể, trạm số 399 Âu Cơ ghi nhận mức cảnh báo đỏ với chỉ số AQI là 161 - biểu thị chất lượng không khí không lành mạnh. Xếp sau đó là trạm Lê Duẩn với AQI là 156 và trạm Đại sứ quán Hoa Kỳ với chỉ số AQI là 141.
Đặc biệt, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 12.1 lần so với giá trị tiêu chuẩn theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nồng độ bụi mịn PM2.5 sáng nay tại Hà Nội cao gấp 12.1 lần so với giá trị tiêu chuẩn theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Chỉ số AQI ở mức cao cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí và nguy cơ gây hại cho sức khoẻ nếu thường xuyên tiếp xúc trực tiếp.
Bụi mịn và ô nhiễm không khí - 'sát thủ' vô hình với sức khỏe
Khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm và hít phải bụi mịn PM2.5, các hạt bụi có thể xâm nhập sâu vào hệ hô hấp, gây ra hoặc làm trầm trọng hơn một số bệnh lý. Một số bệnh lý có thể kể đến như:
- Viêm phế quản mạn tính: Hít phải không khí ô nhiễm thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc của các ống phế quản dẫn đến viêm phế quản.
- Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Theo WHO, ô nhiễm không khí gây ra 43% số ca mắc COPD và tử vong trên toàn thế giới. COPD gây ra tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp và khiến người bệnh khó thở.
- Ung thư phổi: Theo WHO, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 29% trường hợp ung thư phổi.
- Bệnh tim mạch: Nghiên cứu cho thấy rằng sống trong khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn có thể làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ. Theo Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu, ước tính ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 19% ca tử vong do tim mạch; 21% ca tử vong do đột quỵ và 24% ca tử vong do bệnh mạch vành.
- Các vấn đề về não bộ: Ô nhiễm không khí có thể làm chậm sự phát triển não bộ và hành vi của trẻ em. Ở người cao tuổi, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ như bệnh Alzheimer.
- Khiến bệnh hen suyễn trở nặng: Ô nhiễm, khói, bụi mịn, các chất độc hại như carbon monoxide (CO) có thể theo đường hô hấp xâm nhập sâu vào trong phổi, làm tổn thương phổi và làm trầm trọng tình trạng hen suyễn.
4 cách bảo vệ bản thân khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí
Để bảo vệ bản thân trước ‘sát thủ’ vô hình kể trên, người dân có thể thực hiện 4 biện pháp bảo vệ dưới đây.
- Thường xuyên theo dõi chỉ số chất lượng không khí để lên kế hoạch sinh hoạt phù hợp: Tránh tập thể dục ngoài trời, hạn chế ra đường, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi chỉ số ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động
- Đeo khẩu trang đạt chuẩn khi ra ngoài: Các loại khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ từ bụi mịn và bụi siêu mịn. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo người dân nên chọn loại khẩu trang chuyên dụng ký hiệu N95, N99 chứa than hoạt tính, giúp lọc tới 99% các loại bụi có trong không khí, kể cả bụi siêu mịn.
- Đóng kín cửa sổ khi nhận thấy chỉ số chất lượng không khí không đạt chuẩn: Mọi người không nên mở cửa hướng ra ngoài đường hoặc khu vực ô nhiễm vì có thể khiến không khí ô nhiễm và các hạt bụi mịn bay vào trong nhà.
- Sử dụng các thiết bị chống bụi mịn và ô nhiễm không khí: Bụi bẩn từ không khí ô nhiễm ngoài trời có thể xâm nhập vào không gian trong nhà qua các khe hở cửa sổ hoặc cửa ra vào. Do đó, người dân nên sắm cho gia đình mình các sản phẩm như máy lọc không khí, máy hút bụi có khả năng lọc bụi mịn để bảo vệ không gian sống khỏi các tác nhân ô nhiễm có hại.
Máy hút bụi LG CordZero với All-in-one Tower có hệ thống lọc 5 bước giúp hút sạch đến 99.999% các hạt bụi, bao gồm cả hạt bụi có kích thước nhỏ 0.5 micro.