GS Hoàng Công Đắc: HP dạ dày - nỗi ám ảnh nguy cơ ung thư gần kề

H.Y |

Dương tính với vi khuẩn HP là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Vì để điều trị HP dứt điểm vốn không hề dễ dàng.

Xin chào bác sĩ, nhiễm vi khuẩn HP là mối lo chung của nhiều gia đình. Xin bác sĩ cho biết thực trạng nhiễm HP hiện nay ở Việt Nam ra sao? Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao nhất?

Tỷ lệ người Việt nhiễm HP hiện nay là rất cao, trung bình có thể lên đến 70%-80%. Con số về tỷ lệ nhiễm HP sẽ phụ thuộc vào từng nghiên cứu.

Tại Hội nghị Khoa học tiêu hóa gan mật lần thứ năm do bệnh viện Bạch Mai phối hợp với đại học Nagoya (Nhật Bản) tổ chức, các bác sĩ đã công bố kết quả nghiên cứu về tỉ lệ người dân nhiễm HP. Theo đó, tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì tới hơn 700 ca nhiễm vi khuẩn HP. Tại TP HCM, 90% người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Đáng chú ý, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ dưới 8 tuổi là 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ nhiễm HP ở các nước phát triển (chỉ khoảng 20%). Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP, tại bệnh viện nhi Trung ương đã từng tiếp nhận trường hợp trẻ 6-7 tháng tuổi đã bị nhiễm vi khuẩn HP.

GS Hoàng Công Đắc: HP dạ dày - nỗi ám ảnh nguy cơ ung thư gần kề - Ảnh 1.

GS.BS Hoàng Công Đắc –Nguyên Phó giám đốc bệnh viện E.

Thưa bác sĩ , bác sĩ có thể giải thích kỹ hơn vi khuẩn HP gây hại cho dạ dày như thế nào?

Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori, là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường acid dịch vị dạ dày. Chúng tồn tại chủ yếu ở phần sâu của lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày, tiết ra enzym urease gây độc cho tế bào niêm mạc.

Quá trình xâm nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn HP gồm 4 bước chính:

Bước 1, vi khuẩn HP đi vào trong dạ dày, tiết men urease, tạo ra môi trường trung tính bao quanh bảo vệ vi khuẩn HP khỏi tác động của acid trong dịch vị.

Bước 2, men urease phản ứng với thành phần trong lớp màng nhầy dạ dày, làm giảm độ keo dính giúp vi khuẩn HP chui qua lớp bảo vệ tự nhiên để đến niêm mạc dạ dày.

Bước 3, bám dính chắc vào niêm mạc dạ dày thông qua liên kết giữa adhesins của vi khuẩn và thụ thể trên bề mặt tế bào niêm mạc dạ dày. Tại đây vi khuẩn HP cũng có thể xâm nhập vào bên trong tế bào niêm mạc dạ dày và nhân lên.

Bước 4, vi khuẩn tiết ra độc tố gây viêm loét dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.

Vậy những dấu hiệu như thế nào để nhận biết khi nhiễm vi khuẩn HP?

Hầu như bệnh nhân trưởng thành nhiễm vi khuẩn HP thường có ít hoặc không có các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một khi đã có triệu chứng tức là bệnh đã tiến triển thành viêm loét dạ dày tá trạng với các dấu hiệu:

- Khó chịu vùng bụng hoặc đau ở phần thượng vị. Đau nhiều sau khi ăn no và ăn nóng.

- Đau rát bỏng vùng thượng vị, đầy hơi, ợ hơi.

- Buồn nôn và nôn

- Giảm cảm giác ngon miệng

- Nặng hơn có thể nôn ra máu

Khi xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Có mối liên quan nào giữa căn bệnh ung thư dạ dày với nhiễm vi khuẩn HP không, thưa bác sĩ?

Đa phần các trường hợp mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam đều cho thấy đã từng nhiễm HP. Theo Medical News Today, vi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 6 lần.

Nhiễm vi khuẩn HP có thể dẫn đến một số tình trạng bệnh lý như: viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, tá tràng. Đáng chú ý, bệnh thường phát triển trong khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nổi bật nào. Trong một số trường hợp bệnh có thể tiến triển thành ung thư dạ dày, u lympho hoặc vết loét gây xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày.

Bác sĩ có thể cho biết hiện nay có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị khuẩn HP trên thế giới và ở Việt Nam? Vì sao ngày càng nhiều trường hợp thất bại khi điều trị bằng phác đồ kháng sinh?

Hiện nay, việc điều trị HP tại Việt Nam vẫn chủ yếu bằng kháng sinh trị liệu. Tuỳ từng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ 2-3 loại kháng sinh và kèm theo các thuốc hỗ trợ. Nguyên nhân phải dùng kết hợp nhiều loại kháng sinh là do vi khuẩn đã thay đổi để kháng lại thuốc.

Thực tế, rất nhiều bệnh nhân tự ý dừng thuốc, thay đổi liều, giảm thời gian uống thuốc khiến tình trạng vi khuẩn nhờn thuốc hay kháng thuốc ngày càng nghiêm trọng. Để giảm bớt tình trạng HP kháng kháng sinh, gần đây các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã nghiên cứu ra phương pháp điều trị HP bằng lợi khuẩn PylopassTM.

GS Hoàng Công Đắc: HP dạ dày - nỗi ám ảnh nguy cơ ung thư gần kề - Ảnh 2.

Khi có các dấu hiệu khó chịu vùng bụng hoặc đau ở phần thượng vị, đau nhiều khi ăn no, buồn nôn cần sớm đi khám và điều trị HP

Bác sĩ có nhắc tới phương pháp điều trị vi khuẩn HP bằng PylopassTM, vậy xin bác sĩ giải thích kĩ hơn PylopassTM giúp tiêu diệt HP như thế nào?

PylopassTM là tên khoa học của chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM17648 đã phun sấy khô. PylopassTM là chủng vi trùng cạnh tranh với HP, có tác dụng ức chế và làm mất hoạt tính của HP.

Cụ thể, khi sử dụng qua đường uống, cấu trúc đặc hiệu giúp PylopassTM nhận biết cấu trúc bề mặt vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ qua đường tiêu hóa một cách tự nhiên và không ảnh hưởng đến tính cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.

Hiệu quả điều trị của phương pháp này trên thế giới hiện nay như thế nào, thưa bác sĩ?

Trên thế giới đã có nhiều tài liệu chứng minh hiệu quả điều trị HP của PylopassTM cả trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng. Cho đến nay, PylopassTM đang được sử dụng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới trong việc hỗ trợ điều trị lây nhiễm vi khuẩn HP.

Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 10 nghiên cứu lâm sàng trên thế giới chứng minh tác dụng giảm thiểu số lượng vi khuẩn HP và giảm các triệu chứng do HP gây ra trên người bệnh. Gần đây nhất, PylopassTM được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn tại Châu Âu và Hoa Kì.

Sử dụng PylopassTM tạo ra hi vọng mới giúp người bệnh tránh khỏi tình trạng kháng kháng sinh, giảm thiểu nguy cơ tự ý thay đổi liệu trình dùng kháng sinh so với các phác đồ điều trị cũ. Đồng thời người bệnh có thể dễ theo dõi tiến trình điều trị, giảm tải lượng thuốc và số lần uống thuốc trong ngày.

Cảm ơn bác sĩ, chúc bác sĩ sức khoẻ và thành công!

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.

tth

Bộ sản phẩm TPBVSK DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được tư vấn hoặc truy cập website dehp.vn

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại