Ứng xử thế nào khi con dậy thì?

Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Ở lứa tuổi này, thể chất và tinh thần của các em có rất nhiều thay đổi.

Để có thể hiểu và biết được điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của con bạn, cha mẹ cần phải quan tâm và có những ứng xử phù hợp.

Những biểu hiện khi trẻ dậy thì

- Nữ giới xuất hiện những đường cong cơ thể, núm vú phát triển, nở to hơn, tròn hơn.

- Nam giới cơ thể vạm vỡ, xương phát triển, cao lớn hơn.

- Nữ giới bắt đầu thấy có kinh nguyệt còn nam giới thì bị mộng tinh (bắt đầu xuất tinh, xuất tinh trong lúc ngủ).

- Cả nam và nữ đều nhanh chóng phát triển về chiều cao.

- Cả nam và nữ tuổi dậy thì đều bắt đầu mọc lông mu, con trai thì mọc thêm râu.

- Tâm lí ở tuổi dậy thì thay đổi bất thường.

Độ tuổi dậy thì ở trẻ

Bình thường, tuổi dậy thì ở mỗi người trai và gái là khác nhau, độ tuổi dậy thì được coi là bình thường khi:

- Bé trai độ tuổi dậy thì bình thường rơi vào độ tuổi 12 – 17 tuổi.

- Bé gái có độ tuổi dậy thì bình thường rơi vào độ tuổi 10 – 15 tuổi.

Khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi dậy thì, những thay đổi về mặt tâm sinh lí khiến trẻ vô cùng lo lắng, đôi chút sợ hãi, bắt đầu có những cảm xúc với bạn khác giới, những rung cảm đầu đời … vì vậy các bậc làm cha làm mẹ cần quan tâm tìm hiểu về tuổi dậy thì ở trẻ để nắm bắt được những sự thay đổi của trẻ, biết được tâm tư tình cảm của trẻ, hướng trẻ tới sự phát triển tốt nhất, toàn diện nhất, giáo dục kiến thức giới tính cho trẻ tránh cho những kẻ xấu lợi dụng tình dục của trẻ, đồng thời phát hiện ra những bất thường trong độ tuổi dậy thì của trẻ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể giúp con bạn phát triển một cách toàn diện:

Gần gũi với con cái: Cho dù công việc bận rộn, hàng ngày bạn cố gắng dành thời gian gặp gỡ, trò chuyện với con cái. Bạn nên thường xuyên quan tâm, trao đổi với con về những việc diễn ra ở trường, ở nhà, quan hệ với bạn bè...và chia sẻ, định hướng khi con có suy nghĩ lệch lạc.

Lắng nghe: Lắng nghe luôn là chìa khoá tốt nhất cho mọi cuộc nói chuyện, nghe cũng phải có nghệt thuật, Bạn hãy đạt mình vào hoàn cảnh của con, đừng ép buộc con. Trẻ ở tuổi dậy thì tâm trạng luôn thay đổi, không ổn định và bạn cần phải nghe kỹ để hiểu và biết được cảm xúc nhất thời của con. Qua đó, bạn có thể chia sẻ, trấn an con mình trước nỗi lo vô cớ đó. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua những tâm trạng nhất thời đó của con mình, nó sẽ bùng nổ tiếp tục nếu không được quan tâm, chia sẻ và động viên đúng lúc.

Nghiêm khắc: Bạn hãy cho con bạn biết những gì bạn mong đợi từ chúng. Bạn cần phải thiết lập ranh giới nhất định và để con bạn biết rằng bạn sẽ không thểtha thứ những hành vi sai trái của chúng.

Tuy nhiên, bạn không nên quá nghiêm khắc máy móc trong mọi vấn đề khiến con bạn không dám nói chuyện với bạn vì lý do sợ hãi khi nói ra. Bạn hãy chia sẻ và giúp con bạn vượt qua những khó khăn trong giai đoạn khó khăn của cuộc đời.

Không nói nhiều: Hãy lắng nghe nhiều hơn là cứ nói thao thao về bất kỳ vấn đề nào đó. Đây là một trong những cách tốt nhất để giao tiếp với con trẻ. Bởi vì sự lắng nghe cho phép bạn hiểu được điều gì đang diễn ra ở con và khuyến khích con giao tiếp nhiều hơn, giúp con thoải mái bày tỏ quan điểm và cảm nhận mà không lo lắng bị phán xét hay bị chỉnh sửa.

Tạo tự tin: Không gì nguy hiểm bằng việc mất lòng tin của trẻ. Sẽ có những khi con bạn xử sự sai nhưng đừng lấy đó là cái cớ để ngăn cản hay bàn lùi những khi chúng có đề nghị. Bạn sẽ làm mất sự tự tin của con cái, rồi chúng sẽ cho mình là kẻ vô dụng. Chúng sẽ không còn thích bày tỏ gì cùng bạn nữa. Điều đó sẻ rất nguy hiểm, con bạn sẽ có những hành đồng liều lĩnh, thiếu suy nghĩ . Hãy luôn đặt niềm tin vào con cái, chỉ cần bạn giúp chúng những gợi ý để có kết quả tốt thôi.

Bạn đọc có thể gửi thư, câu hỏi về tòa soạn theo email: suckhoe@soha.vn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ những rắc rối thầm kín!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại