Nhân bản thành công phôi thai người từ tế bào da

Các nhà khoa học đã lấy tế bào da từ một em bé và hợp nhất chúng với trứng hiến tặng để tạo ra phôi thai người về mặt di truyền giống hệt nhau đến 8 tháng tuổi.

Các nhà khoa học cuối cùng đã thành công trong việc sử dụng các "tác phẩm" nhân bản để tạo ra các tế bào gốc phôi người, một bước tiến tới phát triển các mô thay thế để điều trị bệnh. Thành quả này cũng cho thấy khoa học sẽ nhanh chóng tiến đến ngày có thể để tạo ra một đứa trẻ nhân bản vô tính.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Khoa học và Y tế Oregon đã lấy tế bào da từ một em bé bị một bệnh di truyền và hợp nhất chúng với trứng hiến tặng để tạo ra phôi thai người về mặt di truyền giống hệt nhau đến 8 tháng tuổi. Sau đó họ chiết xuất tế bào gốc từ những phôi này.

Kỹ thuật tạo phôi thai về cơ bản giống kỹ thuật được sử dụng để tạo ra cừu Dolly và nhiều loài động vật nhân bản vô tính khác. Trong những trường hợp đó, phôi được cấy vào tử cung của mẹ thay thế.

Đột phá: Nhân bản phôi người từ... da
Các nhà khoa học đã nhân bản thành công để tạo ra các tế bào gốc phôi người bằng cách lấy tế bào da và kết hợp chúng với trứng hiến tặng của con người.

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Oregon, đứng đầu là Giáo sư Shoukhrat Mitalipov, không cấy ghép phôi thai người mà họ tạo ra và khẳng định họ không có ý định làm vậy. Họ cho rằng kỹ thuật của họ trong mọi trường hợp, sẽ không dẫn đến sự ra đời của một em bé. Họ cũng cho biết, một kỹ thuật tương tự đã cố gắng thực hiện trên khỉ trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ sinh ra một "em bé" khỉ nhân bản.

Tuy nhiên, thực tế là các nhà khoa học đã có thể nhân bản vô tính phôi thai người và giữ chúng tồn tại đủ lâu để khai thác tế bào gốc, có thể được xem như một bước tiến trên con đường sinh sản vô tính con người.

Phát minh này bị giáo hội phản ứng kịch liệt khi họ cho rằng, nhân bản con người là vô đạo đức, thậm chí nếu được sử dụng cho mục đích điều trị, bởi vì nó "đối xử với con người như sản phẩm, sản xuất theo đặt hàng cho phù hợp với mong muốn của người khác."

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Oregon khẳng định, mục tiêu của họ là làm cho tế bào gốc ở phôi có di truyền giống hệt như một bệnh nhân đặc biệt.

Tế bào gốc phôi có thể biến thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể, như các tế bào tim, cơ bắp hoặc tế bào thần kinh.

Công trình này làm tăng hy vọng rằng một ngày nào đó tế bào sẽ được chuyển thành các mô thay thế hoặc thậm chí các cơ quan thay thế để điều trị một loạt các bệnh.

Các tế bào phôi người hiện nay chủ yếu xuất phát từ các phôi được tạo ra bởi thụ tinh nhân tạo. Những mô tạo ra từ những tế bào gốc sẽ không phù hợp với di truyền của bệnh nhân, có nghĩa sẽ phải làm tiếp các bước để ngăn chặn đào thải.

Các nhà khoa học đã cố gắng trong hơn 10 năm qua để tạo ra tế bào gốc phôi người bằng cách sử dụng phương pháp nhân bản. Năm 2005, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã rình rang tuyên bố thực hiện thành công nghiên cứu này, nhưng hóa ra là lừa đảo.

Tuy nhiên, nhu cầu về nhân bản ngày càng trở nên ít đi do các nhà khoa học đã có thể sử dụng tế bào da người trưởng thành để tạo ra một tế bào gốc tương tự như tế bào phôi, nhưng không cần phôi. Chúng được gọi là tế bào gốc đa năng cảm ứng. Việc này cũng tránh các vấn đề đạo đức khi dùng các tế bào gốc phôi, thường được tạo ra bằng cách phá hủy phôi.

Sử dụng loại tế bào nào để điều trị vẫn còn ở giai đoạn đầu của nghiên cứu, vì vậy ứng dụng mới có tốt hơn hay không vẫn chưa rõ ràng. Việc sử dụng tế bào gốc trưởng thành, lấy từ máu, chất béo hoặc các bộ phận khác của cơ thể, cũng là một lựa chọn tốt.

Tiến sĩ Mitalipov và các đồng nghiệp đã tạo ra tế bào gốc khỉ thông qua nhân bản vào năm 2007 và kể từ đó đã cố gắng để tinh chỉnh các kỹ thuật để thực hiện với các tế bào của con người.

Một nhược điểm của nhân bản theo phương pháp mới này là có thể không bao giờ có đủ trứng hiến tặng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại