Giáo sư tâm lý học Terri Fisher tại Trường đại học bang Ohio (Mỹ) nghiên cứu 293 sinh viên đại học, tuổi từ 18 đến 25.
Các đối tượng được đề nghị cho biết mức độ thường xuyên làm 124 việc khác nhau vốn được xem là đặc trưng cho phái nam hoặc phái nữ. Các mức độ dao động từ “không bao giờ” đến “vài lần mỗi ngày”.
Các đối tượng sẽ điền câu trả lời vào bảng hỏi khi họ được đeo thiết bị đo tim mạch hoặc máy phát hiện nói dối .
Kết quả cho thấy, cả nam lẫn nữ đều có khuynh hướng trả lời cho phù hợp với chuẩn mực mà xã hội đặt ra cho giới tính của mình.
Cụ thể, khi liên quan đến vấn đề tình dục, đối tượng nam thường “nói thêm” về số lượng bạn gái và kinh nghiệm “trận mạc”, trong khi đối tượng nữ thì “nói bớt” về số lượng bạn trai và thể hiện rằng mình ít có kinh nghiệm “gần gũi” với cánh nam giới.
Tuy nhiên, với những vấn đề không liên quan đến tình dục, các đối tượng dễ thừa nhận những hành vi được xem là không đặc trưng cho giới tính của mình.
Chẳng hạn như, có phụ nữ thừa nhận mình thường xuyên thực hiện bài tập nằm nâng tạ vốn được xem là đặc quyền của cánh mày râu.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Sex.