Hẹp da quy đầu: Càng chần chừ càng dễ chết

Trên thực tế, việc hẹp da quy đầu chỉ gây hơi khó chịu, khiến người bệnh “ráng được ngày nào hay ngày đó, nhưng nếu chủ quan, “khổ chủ” có thể phải trả giá đắt.

Hẹp da quy đầu là hiện tượng phần bao quy đầu không thể tuột khỏi quy đầu. Bình thường thì nam giới ở độ tuổi 17-20, da quy đầu đã giãn rộng để quy đầu thoải mái vươn ra bên ngoài khi dương vật cương cứng . Nhưng với một số ít người, phần da này bị hẹp, "trói" chặt quy đầu.

Ngay từ nhỏ đã có thể phát hiện những dấu hiệu của bệnh lý hẹp bao quy đầu. Ấy là, đứa bé đi tiểu khó do da quy đầu túm lại. Lúc này, phần da của "cậu nhỏ" căng phồng lên. Cha mẹ có thể theo dõi hiện tượng này của con để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.

 

Dù bệnh nhân là trẻ em hay người lớn, cách giải quyết tốt nhất vẫn là tiểu phẫu để mở rộng da quy đầu. Với một số trường hợp chỉ hẹp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định nong chứ không cần cắt. Sở dĩ, bác sĩ khuyên "nếu hẹp da quy đầu, nên phẫu thuật khi tuổi đời còn nhỏ", là do nếu cứ "sống chung với lũ" cho đến khi trưởng thành mới xử lý, có thể bệnh nhân đã phải chịu hậu quả như viêm nhiễm, sau đó là hạn chế khoái cảm của đàn ông, thậm chí gây đau đớn, nặng hơn có thể bị vô sinh.

Một số người có suy nghĩ rằng "hẹp da quy đầu là tốt, nên giữ nguyên hiện trạng vì khi quan hệ tình dục, lớp da sẽ giúp kéo dài thời gian". Thực tế, không đủ căn cứ để kết luận như vậy. Đó là chưa kể, do không được thông thoáng, vùng quy đầu sẽ là "ổ bệnh", khiến người trong cuộc phải trả giá. Đáng lưu ý, một số nghiên cứu khoa học còn cho rằng, chút da hẹp ấy còn gây nguy cơ ung thư gấp 10 lần so với trường hợp bình thường. Đồng thời, phụ nữ quan hệ với người bị hẹp bao quy đầu có nguy cơ ung thư tử cung cao hơn.

Ngoài trường hợp hẹp da quy đầu, thực tế còn ghi nhận một số đàn ông bị tình trạng "nằm nóp". Đây là hiện tượng "cậu nhỏ" vươn lên, da quy đầu vẫn tuột ra bình thường, nhưng khi cậu nhỏ "nguội" lại, da quy đầu lại phủ kín. Việc này khiến rãnh quy đầu bị đọng lại tinh trùng, nước tiểu, tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm. Một số ít đàn ông lại bị tình trạng "mắc kẹt". Do da quy đầu hơi hẹp, khi "cậu nhỏ" vươn mình, vẫn thoát ra khỏi da quy đầu, nhưng lại không tự tụt xuống được (thường gặp lúc dương vật cương). Việc này gây ứ dịch phù nề bao quy đầu. Tóm lại, dù bị "nằm nóp" hay "mắc kẹt", bệnh nhân vẫn cần bác sĩ can thiệp. Nếu bị "nằm nóp", bác sĩ sẽ phẫu thuật để thu ngắn da quy đầu; nếu bị "mắc kẹt", bác sĩ sẽ cắt nới rộng da quy đầu ra.

Với những rắc rối liên quan đến "tẻo" da, nhiều người chủ quan, có thể chịu hậu quả khó lường. Về việc này, người vợ cũng không nên đứng ngoài cuộc mà phải để ý, theo dõi để đốc thúc chồng "xử lý" nếugặp phải.

Theo Ths.BS Mai Bá Tiến Dũng

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại