Sai lầm thứ 1: Nam giới khỏe mạnh không cần kiểm tra tinh dịch
Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, cho rằng không sinh được con là lỗi của phụ nữ nên đàn ông luôn trách người phụ nữ là “vùng đất khô cằn không trồng được gì”. Vì thế có nhiều cặp vợ chồng chữa trị hiếm muộn nhiều năm nhưng chỉ có mỗi phụ nữ là phải chạy qua chạy lại ở bệnh viện còn nam giới lại không đồng ý làm những kiểm tra cơ bản nhất.
Sai lầm thứ 2: Nếu kết quả kiểm tra tinh dịch bình thường thì vấn đề là do nữ giới
Khi điều trị ngoại trú có nhiều đức ông chồng tâm lí bất an chờ đợi kết quả kiểm tra tinh dịch, một khi được thông báo các chỉ số kết quả kiểm tra lần này là bình thường thì sẽ thở phảo nhẹ nhõm nói với vợ: “Anh rất bình thường, vấn đề là do em”. Những lời phán đoán vô căn cứ này thực chất là một quan niệm rất sai lầm bởi vì họ cho rằng kết quả kiểm tra tinh dịch bình thường thì có thể sinh con.
Kết quả kiểm tra tinh dịch thông thường chỉ có thể hiểu đại khái dựa vào lượng tinh dịch, mùi vị, màu sắc, thời gian hóa lỏng và số lượng, hoạt động, tỉ lệ sống, hình thái của tinh trùng trong tinh dịch mà lại không biết được sự bình thường, khả năng thụ tinh và toàn bộ chất lượng di truyền của kết cấu bên trong của tinh trùng. Có nghĩa là chỉ đang hiểu được phần bên ngoài mà không biết được chất lượng bên trong của tinh trùng như thế nào.
Ngoài ra trong tất cả các cặp vợ chồng vô sinh có khoảng 10% không rõ nguyên nhân vô sinh. Có thể tất cả các kết quả kiểm tra trước đó là bình thường nhưng vẫn không thể có bầu được. Có những cặp vợ chồng không thể sinh con mà li hôn, khi họ tái hôn với người khác lại có thể dễ dàng mang bầu. Do đó, khi kết quả kiểm tra tinh dịch bình thường, sau khi kiểm tra lại phía nữ giới kĩ càng, nếu như kết quả là bình thường thì nam giới cần phải kiểm tra lại kĩ càng hơn nữa.
Sai lầm thứ 3: Chỉ cần kiểm tra tinh dịch thông thường một lần là đủ
Trong phòng khám nam khoa thường thấy có một số bệnh nhân sau khi cầm được báo cáo kết quả kiểm tra tinh dịch lần 1 liền nôn nóng muốn biết tình hình của mình như thế nào, có thể có con được không. Thực ra kết luận ở thời điểm này vẫn còn quá sớm.
Chúng ta đều biết, tình trạng tinh dịch nam giới chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố khác, nó có quan hệ mật thiết với các yếu tố như thời gian cách nhau giữa thời điểm lấy tinh trùng và lần xuất tinh trước đó, 2 tuần trước khi lấy tinh dịch có có đi tắm hơi không, có uống các loại thuốc ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng không, máy móc của nhân viên kiểm tra…
Do đó, kiểm tra tinh dịch một lần đôi khi không thể phản ánh chính xác tình trạng thực của tinh dịch được. WHO đã đề nghị kiểm tra tinh dich thường lệ phải kiểm tra trong vòng 2 tuần liên tục và kiểm tra từ 2 lần trở lên mới có thể dựa vào kết quả để chẩn đoán. Vì thế sau khi cầm báo cáo kết quả không nên vội đưa ra kết luận, đặc biệt là đối với kết luận không bình thường. Đôi khi phải sau 3 lần kiểm tra mới có kết quả rõ ràng.