17 dấu hiệu nhận biết mối quan hệ lạm dụng

Xeko |

(Soha.vn) - Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết sự lạm dụng dưới đây nếu bạn đang băn khoăn về mối quan hệ của mình.

Thế nào là mối quan hệ lạm dụng?

Đó là mối quan hệ giữa hai người, trong đó một người kiểm soát và điều khiển người khác theo những cách khác nhau, có thể là về tình dục, tình cảm, thể chất hoặc là kinh tế. Người lạm dụng có thể điều khiển người khác một trong những cách đó hoặc kiểm soát tất cả mọi vấn đề.

Quá trình lạm dụng diễn ra một cách từ từ, đặc biệt là nó được đặt trong mối quan hệ vợ chồng, vì vậy mà người trong cuộc khó có thể nhận ra những dấu hiệu lạm dụng của người bạn đời, ngay cả khi mức độ vấn đề này đã trở nên quá nghiêm trọng.

17 dấu hiệu nhận biết mối quan hệ lạm dụng
 

Những dấu hiệu về thể chất như cánh tay bị thâm tím hoặc môi bị trầy xước có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng nếu vấn đề lạm dụng xuất hiện ở những dạng khác, bạn khó có thể tìm được những gì đang xảy ra, nếu có thì là cảm giác yếu đuối và bất lực.

Vấn đề lạm dụng được hình thành trong mối quan hệ như thế nào?

Tình cảm mù quáng mà bạn dành cho ai đó có thể là nguyên nhân khiến bạn không thể nhận ra những dấu hiệu lạm dụng trong mối quan hệ của mình.

Bạn có thể cảm thấy có điều gì đó không ổn, nhưng bạn lại không dám chắc chắn. Nếu bạn nói những băn khoăn của mình, có thể anh ấy/cô ấy làm một điều gì đó lãng mạn hoặc một cử chỉ ân cần để xoa dịu và chấn át những lo ngại ấy của bạn.

17 dấu hiệu nhận biết mối quan hệ lạm dụng
 

Tại sao lại bị trở thành nạn nhân của vấn đề lạm dụng?

Không phải tất cả những người yêu nhau đều có mối quan hệ lạm dụng, nhưng bất kỳ ai trong số chúng ta cũng có thể là nạn nhân của vấn đề lạm dụng. Khi bạn thật sự yêu một ai đó, bạn sẵn sàng làm mọi thứ để cuộc sống của bạn luôn có anh ấy/cô ấy. Nhưng, thay vì đáp trả lại tình cảm tốt đẹp đó, anh ấy/cô ấy lại quá lợi dụng chúng và muốn được nhận được nhiều hơn nữa.

Trong một số trường hợp, người bị lạm dụng sẵn sàng hy sinh thời gian và mơ ước của mình với hy vọng bạn đời sẽ tôn trọng và yêu họ hơn. Người bị lạm dụng có thể nhận thấy sự ích kỷ của người bạn đời và chờ đợi anh ấy/cô ấy sẽ thay đổi. Họ tin rằng tình yêu cùng với thời gian và sự kiên nhẫn có thể làm thay đổi tất cả mọi thứ.

Khó thay đổi được sự lạm dụng của người bạn đời

Người bạn đời có thể thay đổi chỉ khi anh ấy/cô ấy thực sự tin rằng sự thay đổi đó là cần thiết. Nếu người bị lạm dụng cố gắng làm người bạn đời thay đổi bằng cách đối đầu hoặc chiến tranh lạnh với họ, có lẽ vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong một khoảng thời gian dài chung sống, bản chất của sự lạm dụng kết hợp với cái tôi cá nhân đã khiến anh ấy/cô ấy thực sự tin rằng họ hoàn toàn có thể kiểm soát được mối quan hệ của mình. Bởi vậy, khi bạn cố gắng làm anh ấy/cô ấy thay đổi, họ sẽ làm mọi thứ để lấy lại quyền lực cho mình.

Có lẽ, cách duy nhất có thể làm thay đổi sự lạm dụng trong con người của anh ấy/cô ấy là bạn hãy đi đâu đó thật xa. Khi họ thực sự nhận ra những gì họ đã mất, niềm tự hào và cái tôi cá nhân có thể bị hạ thấp đi và họ có thể nhận ra sự quan trọng của bạn.

Tuy nhiên, bạo hành và sự ngược đãi đã ăn sâu vào tâm hồn họ, anh ấy/cô ấy sẽ khó có thể thay đổi được bản chất của mình.

17 dấu hiệu nhận biết mối quan hệ lạm dụng
 

17 dấu hiệu nhận biết về mối quan hệ lạm dụng:

Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp rắc rối trong mối quan hệ của mình, hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết sự lạm dụng dưới đây, trò chuyện với anh ấy/cô ấy để xây dựng mối quan hệ vợ chồng bền chặt hơn.

1. Cảm thấy cô đơn

Cô đơn và bất lực là những cảm xúc mà bạn thường gặp phải. Bạn có thể thấy mối quan hệ của mình là hạnh phúc nhưng vẫn có sự cô đơn và yếu đuối trong con người của bạn.

2. Bạn không yêu cầu sự giúp đỡ từ anh ấy/cô ấy

Mặc dù không nhận ra điều này một cách rõ nét, nhưng bạn cảm thấy sợ hãi khi yêu cầu anh ấy/cô ấy giúp bạn làm một điều gì đó. Bạn tin rằng điều này có thể sẽ gây rắc rối hoặc lo lắng cho anh ấy/cô ấy.

3. Sự tức giận của anh ấy/cô ấy

Bạn đang sợ hãi khi anh ấy/cô ấy tức giận. Bạn không thích đối đầu với anh ấy/cô ấy. Bạn không bao giờ tranh luận với họ về bất cứ điều gì và chấp nhận những điều họ nói.

4. Sự ích kỷ của anh ấy/cô ấy

Bạn cố gắng dành thời gian, hy sinh ước mơ và niềm đam mê của mình vì bạn đời. Nhưng, bạn nhận thấy anh ấy/cô ấy sẽ không bao giờ làm điều tương tự như thế cho bạn.

5. Bạn không thể yêu một người khác

Bạn không muốn rời xa anh ấy/cô ấy bởi vì ý nghĩ, bạn không thể có được bất kỳ ai khác hơn anh ấy/cô ấy.

6. Không thể đoán trước được phản ứng của anh ấy/cô ấy

Bạn cảm thấy anh ấy/cô ấy là người không thể đoán trước được ý nghĩ của họ. Mỗi khi bạn nói chuyện với họ về điều gì đó, bạn cảm thấy lo lắng và khó xử.

7. Bạn tự thuyết phục chính mình

Có thể bạn biết anh ấy/cô ấy có những phẩm chất xấu, nhưng bạn tự thuyết phục bản thân rằng họ còn có những mặt tích cực và những điểm đáng khen.

8. Bạn không đi ra ngoài

Bạn sợ đi chơi với anh ấy/cô ấy vì bạn sợ mình sẽ bị làm nhục trước mặt mọi người. Thay vì đối mặt với điều đó, bạn chọn cách né tránh để không ra ngoài cùng anh ấy/cô ấy.

9. Anh ấy/cô ấy là người gian manh

Anh ấy/cô ấy dễ nổi nóng với bạn, có thể là quát lớn hoặc làm tổn hại sức khoẻ thể chất của bạn. Khi bạn đối chất với anh ấy/cô ấy, có thể phản ứng của họ là sự im lặng hoặc đưa ra những vấn đề khiến bạn khó xử.

17 dấu hiệu nhận biết mối quan hệ lạm dụng
 

10. Mọi người nghĩ rằng bạn là người không tốt

Người lạm dụng không đơn thuần là một người luôn điều khiển mối quan hệ của mình, họ còn là những “diễn viên” rất suất sắc. Họ giả vờ là nạn nhân của một mối quan hệ không tốt đẹp. Họ sẽ nói với mọi người rằng bạn cư xử không tốt với anh ấy/cô ấy và họ đang có một cuộc sống buồn chán chỉ vì thái độ lặng yên hoặc những cử xử ngu ngốc của bạn.

11. Bạn nghi ngờ chính mình

Khi anh ấy/cô ấy liên tục làm bạn tổn thương vì bạn vô tình bạn làm điều gì đó không đúng. Bạn bắt đầu nghi ngờ chính mình và tự cho rằng bạn không xứng đáng với anh ấy/cô ấy.

12. Bạn cố gắng hết sức để làm hài lòng anh ấy/cô ấy

Khi bạn cố gắng làm mọi thứ để anh ấy/cô ấy hài lòng, nhưng họ lại luôn tìm ra sự thiếu sót của những việc làm đó. Điều này khiến bạn cảm thấy mình giống như một kẻ ngốc nghếch.

13. Bào chữa cho hành vi không tốt của anh ấy/cô ấy

Một ai đó cố gắng an ủi, thông cảm với bạn, bạn lại bào chữa cho hành vi không tốt của anh ấy/cô ấy và nói những lý do thoả đáng để làm anh ấy/cô ấy tốt đẹp hơn trong mắt mọi người.

14. Bạn đang sợ hãi

Bạn luôn lo lắng anh ấy/cô ấy sẽ rời xa bạn hoặc sẽ đi tìm một người yêu tốt hơn. Bạn bắt đầu tin rằng mình không đủ tốt và thầm cảm ơn anh ấy/cô ấy vì đã ở bên bạn.

15. Bạn tin rằng mình bị lạm dụng

Bạn nhận thấy mối quan hệ của mình là tốt đẹp nhưng lại có cảm giác như đang bị lợi dụng. Bạn không thể xác định được thực tế đang diễn ra như nào nhưng bạn có thể cảm nhận được điều đó.

16. Bạn cảm thấy tội lỗi

Bạn cảm thấy mình là người có lỗi trong tất cả mọi chuyện. Có thể là tự quyết định làm một điều gì đó hoặc mua một cái gì đó mà không xin phép anh ấy/cô ấy trước. Bạn luôn bị phụ thuộc vào những quyết định của bạn đời và luôn tự hỏi: “ Nếu mình làm như vậy liệu anh ấy/cô ấy có chấp thuận không?”.

17. Bạn nghĩ rằng đó là số phận của mình

Bạn nhận ra rằng mình đang bị anh ấy/cô ấy lạm dụng, nhưng lại nghĩ đến mối quan hệ vợ chồng của mình và tin rằng bạn không thể làm được gì để thay đổi sự việc đó. Bạn không hy vọng anh ấy/cô ấy sẽ thay đổi và không đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Thay vào đó, bạn chấp nhận mọi sự lạm dụng một cách lặng lẽ và tin rằng đó là số phận của mình.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại