Những giây phút sinh tử
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga được đánh giá là rất an toàn, tuy nhiên những dòng tweet ban đầu về vụ phòng thử thành công đã lập tức bị gỡ bỏ cùng với thời điểm 2 phi hành gia lao ngược trở lại trái đất trong chuyến bay vào vũ trụ tồi tệ nhất của Nga kể từ sau thời Liên Xô.
Bệ phóng ở sân bay vũ trụ Baikonur hôm nay cũng chính là bệ phóng đã đưa nhà du hành Liên Xô Yuri Gagarin bay vào vũ trụ 57 năm trước.
Vào lúc 11:39 sáng, theo giờ Moscow, thứ Năm, ngày 11/10/2018. Chỉ còn 1 phút nữa, tàu vũ trụ Soyuz MS-10, thực hiện chuyến bay thứ 139 của mình lên khoảng không sẽ cất cánh.
Bên trong khoang tàu, phi hành gia Aleksey Ovchinin (Nga), cũng là chỉ huy chuyến bay, chuẩn bị lần thứ 2 du hành vào vũ trụ và tân binh Nick Hague, một phi công thử nghiệm hàng đầu, người đã phải chờ 5 năm kể từ khi được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lựa chọn, giờ mới có cơ hội thực sự trở thành phi hành gia.
Đeo đai an toàn tại ngế ngồi trong khoang tàu vũ trụ, hai nhà du hành tỏ ra rất bình tĩnh, và biểu lộ sự sẵn sàng khi được hỏi về tình trạng của họ. Đường truyền video trong khoang cho thấy 2 thứ "đồ chơi" bay lơ lửng phía trên họ, đó là một chú chó Dachshund và một con cú mèo.
Những "đồ chơi" này sẽ phục vụ thử nghiệm nhằm ghi lại những chỉ số trong môi trường không trọng lực, một khi chúng vượt qua bầu khí quyển của trái đất, và còn cả những hình nộm nữa.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-10 rời bệ phóng: Ảnh: Sputnik/Aleksey Filippov
Còn 30 giây nữa. Từng cánh tay thép đang ghì chặt lấy quả tên lửa Soyuz FG chứa 300 tấn nhiên liệu kerosene, loại tên lửa chưa từng thất bại kể từ lần đầu phóng lên vũ trụ vào năm 2011, đã "buông" ra.
Thật là một khoảnh khắc quay chậm tuyệt đẹp, quả tên lửa bay vút lên và tăng tốc, lao thẳng vào không trung trên bầu trời trong xanh của sa mạc Kazakh, hướng tới Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), nơi tàu Soyuz sẽ kết nối trong vòng 6 tiếng đồng hồ.
Bên trong khoang tàu, 2 nhà du hành theo dõi chặt chẽ tiến trình của quả đạn trên bàn của mình, trong khi đó Trung tâm điều khiển mặt đất, chỉ huy bình tĩnh và liên tục thông báo từng giai đoạn chi tiết, và trên màn hình hiển thị độ cao tăng dần song song với tốc độ ngày càng lớn, được tính bằng mét/giây - 1.600, 1.700 rồi 1.800.
Chuyến bay đã trôi qua giây thứ 120, thì bỗng nhiên cả trung tâm bàng hoàng, rồi có tiếng:
- Tàu vũ trụ gặp tai nạn! - một giọng nói đầy thất vọng vang lên ở Trung tâm chỉ huy dưới mặt đất.
- Xác nhận! - một giọng khác cũng khẳng định sự cố đã xảy ra.
4 quả tên lửa đẩy ở tầng 1 đã tách khỏi các tầng còn lại. Ảnh: Sputnik/Russian Army
Điều đó chưa từng xảy ra. Hình ảnh video trong khoang cho thấy 2 nhà du hành vũ trụ rung lắc mạnh ở ngay trên ghế ngồi, dường như họ rơi vào tình trạng không trọng lực khi tên lửa đẩy mất tốc độ.
Tín hiệu đường truyền đột ngột bị ngắt. Một máy quay ở mặt đất đã ghi lại được hình ảnh các vật thể tách ra khỏi thân chính của tên lửa.
Ở giây thứ 123, hệ thống thoát hiểm khẩn cấp đã được kích hoạt và khoang thoát hiểm tự tách ra khỏi tên lửa và rơi ngược trở lại trái đất theo qũy đạo đường đạn.
Không ai trong số những người ngồi trong Trung tâm điều khiển ở Moscow hôm nay từng có mặt tại đây hôm 05/04/1975, khi lần cuối cùng tên lửa đẩy Soyuz gặp sự cố trong một chuyến bay đưa người lên vũ trụ.
Tàu vũ trụ Soyuz 18-1 khi đó mang theo 2 nhà du hành vũ trụ lên trạm không gian Salyut-4 của Liên Xô. Ở thời điểm đó, quả tên lửa đã bay được tới độ cao 145km so với mặt đất, và sự cố phát sinh giữa tầng 2 và tầng 3.
Hai phi hành gia Vasily Lazarev và Oleg Makarov đã phải chịu đựng gia tốc tới 20G khi bay ngược trở lại trái đất và đáp xuống vùng rừng taiga đầy băng tuyết ở Siberi. Không ai chết, nhưng nhà du hành Lazarev được cho là chưa bao giờ hồi phục được chấn thương do sức căng vật lý.
Nhưng lần này, Ovchinin và Hague đã may mắn hơn, sự cố xảy ra với họ sớm hơn.
Các báo cáo cho thấy họ chỉ phải chịu đựng gia tốc có 6,7G mà thôi - chỉ là khó chịu hơn đôi chút so với tay đua xe công thức 1 đạp lút phanh, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với những gì họ đã luyện tập ở Thành phố Ngôi sao, trước khi chuyến bay này diễn ra.
Tàu vũ trụ Nga quá an toàn
Đã có tất cả 24 đội được cử đi tìm cứu 2 nhà du hành. Trong vòng vài phút, hệ thống liên lạc vô tuyến đã được tái thiết lập. Khoang thoát hiểm đã hạ cánh an toàn xuống vùng thảo nguyên Kazakh, cách khu dân cư gần nhất chừng 20km và cách sân bay vũ trụ Baikonur chừng 400km.
Hai nhà du hành đã được tìm thấy trong tình trạng sức khỏe tốt. Ảnh: Sputnik/Russian Army
Khu vực hoang dã này đã được tìm thấy rất nhanh chóng, cửa khoang thoát hiểm đã mở, cả Ovchinin và Hague đã được đưa ra khỏi đó. Họ tỏ ra không bị bất cứ chấn thương vật lý nào.
Khoang thoát hiểm đã rơi xuống vùng thảo nguyên Kazakh. Ảnh: Sputnik/Russian Army
"Đây là một chuyến bay quá ngắn ngủi", phi hành gia Ovchinin vẫn còn nói đùa khi họ đang bước xuống khỏi máy bay tìm kiếm cứu nạn, và cả 2 nhà du hành đã ăn tối, để chứng tỏ mình vẫn rất OK.
Khi bị "truy nã" bởi hàng chục cú điện thoại từ các phòng viên, vợ phi hành gia Ovchinin, chị Svetlana nói: "Ơn chúa, họ vẫn OK".
Họ đã thoát hiểm kỳ diệu và may mắn hơn vạn lần so với thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ từng xảy ra từ năm 1993, khi tàu vũ trụ Columbia đâm xuống đất - đó là lần cuối cùng có các nhà du hành vũ trụ bị chết khi đang hoạt động.
Nếu mọi việc tốt đẹp, 2 nhà du hành Ovchinin và Hague vẫn còn cơ hội để bay lên vũ trụ một lần nữa.
Tuy nhiên, bắt đầu từ hôm nay, các nhà sản xuất và điều hành hoạt động của tàu vũ trụ Soyuz sẽ phải đối mặt với những phân tích và đánh giá tiêu cực.
Những phi hành gia hiện đang có mặt trên Trạm vụ trụ quốc tế có thể sẽ phải ở lại lâu hơn so với kế hoạch đã định, bởi lẽ đội tàu con thoi có khả năng đưa người lên không gian vẫn đang phải nằm đất.
Các phi hành gia được kiểm tra sức khỏe sau vụ tàu vũ trụ Soyuz phóng không thành công do tên lửa đẩy bị trục trặc.