Sức mạnh đặc biệt của tên lửa S-300: Thậm chí không cần bắn trúng vẫn diệt F-35

Bảo Lam |

Việc tên lửa S-300 được bàn giao cho Syria sau thảm kịch máy bay IL-20 Nga bị bắn hạ đã khiến nổ ra nhiều cuộc tranh cãi trong giới chuyên gia quân sự quốc tế.

Tất nhiên, các chuyên gia của Nga và Israel luôn có ý kiến khác nhau liên quan tới hiệu quả của tổ hợp tên lửa phòng không S-300 mà Moscow mới chuyển giao cho Damascus.

Israel: tên lửa S-300 chả có gì đáng sợ?

Sau khi Nga đưa các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 tới Syria, Tel-Aviv tuyên bố rằng các tổ hợp này không thể phá vỡ được ưu thế của Không quân Isarel trên bầu trời Syria.

Theo ý kiến của các đại diện Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), những tổ hợp tên lửa S-300 không hạn chế được những khả năng tác chiến của Không quân Isarel. Ngoài ra, Quân đội Syria phải mất vài tháng để tích hợp các tổ hợp phòng không mới này vào trong hệ thống phòng không của mình.

Theo ý kiến của giới quân sự Israel, lực lượng không quân của họ sở hữu các máy bay tiêm kích tàng hình F-35 rất hiện đại, khó bị phát hiện, có thể qua mặt được tên lửa S-300 Nga. Tel-Aviv tin rằng S-300 không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công nhằm vào Syria.

Israel cho biết rằng trong khuôn khổ kế hoạch mang tính chiến lược, từ lâu họ đã tính khả năng S-300 sẽ được cung cấp cho Syria.

Sức mạnh đặc biệt của tên lửa S-300: Thậm chí không cần bắn trúng vẫn diệt F-35 - Ảnh 1.

Nga vừa giao tên lửa S-300 cho Syria. Ảnh minh họa.

Chuyên gia Nga phản pháo

Các chuyên gia Nga không đồng tình với quan điểm của giới quân sự Isarel và thể hiện sự tin tưởng vào vũ khí của Nga, mà có khả năng thiết lập được hệ thống phòng thủ cần thiết cho quân đội Syria.

Trong cuộc phỏng vấn của tờ "Vzglyad" (Nga), phi công quân sự hạng I, người từng tham gia vào các chiến dịch quân sự, thiếu tướng Vladimir Popov, đã chia sẻ rằng không nên đánh giá thấp F-35, nhưng có cách để khắc chế chúng.

Chiếc máy bay tàng hình của Mỹ không chỉ đơn giản là máy bay, mà là cả một nền tảng, dựa vào đó có thể chế tạo thiết bị bay đa năng. F-35 là chiếc máy bay chiến thuật có thể thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa tầm xa mà không cần phải tham chiến trực tiếp, rồi sau đó biến mất.

Theo ý kiến của ông Popov, tiêm kích của Mỹ sẽ cố gắng thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ và Nga cần phải chuẩn bị cho những cú ra đòn.

Chuyên gia này nêu rõ rằng các máy bay tàng hình sẽ được sử dụng cùng với những thiết bị bay không người lái, các máy bay và hệ thống chiến tranh điện tử khác. Hàng chục tên lửa hành trình sẽ tấn công S-300 cùng lúc.

Tuy nhiên, thiếu tướng Popov đánh giá tổ hợp tên lửa phòng không của Nga rất kiên cường, có thể phát hiện các máy bay tàng hình ở khoảng cách xa. Các khí tài của nó có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu nguy hiểm hơn cả. Bởi vậy, tiêu diệt tổ hợp tên lửa S-300 của Nga là nhiệm vụ không đơn giản.

Theo lời Thiếu tướng phi công quân sự Popov, tổ hợp này có một vài đặc điểm:

Thứ nhất, tên lửa được phóng thẳng đứng. Có nghĩa là sau khi được phóng lên, nó có thể thay đổi quỹ đạo bay và ngay lập tức hướng lại mục tiêu cho quả tên lửa để nhanh chóng tiêu diệt các mối đe doạ.

Thứ hai, các đạn tên lửa của S-300 có một sức mạnh đặc biệt. Đầu nổ của tên lửa S-300 cực kỳ uy lực, có khả năng sát thương lớn tới mức không cần phải bắn chính xác (chạm vào) vào F-35, thiết bị bay không người lái hoặc tên lửa của địch.

Khi đầu đạn phát nổ sẽ xuất hiện "một quả cầu các mảnh vỡ" chụp lên mục tiêu. Dù có thêm hàng chục máy bay tiêm kích thì "gần như không thể giải quyết được cuộc quyết đấu của hai bên", ông Popov kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại