Giáo sư chỉ ra "nguồn cơn" xuất hiện loạn thần ở con người

GS.TS Cao Tiến Đức |

Loạn thần thường gặp ở khoa cấp cứu do nhiều nguyên nhân gây ra...

Loạn thần, ảnh minh hoạ.

Loạn thần, ảnh minh hoạ.

Bệnh nhân A vào cấp cứu tại bệnh viện do tự chặt các ngón tay do rượu. Bệnh nhân trong cơn loạn thần hoang tưởng đã nhìn thấy từng đàn rắn rết bò qua các ngòn tay để chui vào cơ thể mình.

Theo bệnh nhân chia sẻ lại, khi thấy các ngón tay mình 'tua tủa' giống như những con rắn độc đang cắn từng mảng thịt, bệnh nhân đã tìm dao lần lượt chặt đứt phăng các ngón tay để giết những con rắn. Vừa chặt tay, bệnh nhân vừa cười sung sướng, miệng khoái chí và liên tục nguyền rủa lũ rắn độc.

Gia đình bệnh nhân A đã rất hoảng sợ nên đưa ông đi cấp cứu. Được biết bệnh nhân này có tiền sử nghiện rượu sinh ra loạn thần, hoang tưởng.

Loạn thần là sự khiếm khuyết trong việc đánh giá thực tại, có thể dựa vào vô số các vấn đề sức khỏe nói chung và các rối loạn tâm thần để đánh giá. Loạn thần do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm độc tính của các chất, các tình trạng bệnh lý và các rối loạn tâm thần.

Thường thì loạn thần xảy ra do sự tăng lên của các tác nhân stress. Biểu hiện của loạn thần còn do năng lực cá nhân đối phó với những khủng hoảng, ngưỡng cảm xúc bị phá vỡ. 

Những biểu hiện hay gặp của loạn thần

Ảo giác: cảm nhận không bình thường của giác quan khi không hề có kích thích từ bên ngoài. Ảo giác thường gặp là ảo giác thính giác, ít gặp là ảo thị giác, hiếm gặp hơn là ảo xúc giác và ảo khứu giác.

Hoang tưởng: niềm tin sai lầm tồn tại bền vững thường dựa vào suy luận không đúng về thực tại; ví dụ, một bệnh nhân tin rằng có ai đó đang đợi sẵn trên đường để bắt họ làm gì đó trái pháp luật để tách biệt họ ra khỏi cộng đồng.

Rối loạn tư duy: bao gồm: "tư duy phi tán" (tức là chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, các chủ đề không có liên quan nhau), "tư duy bị ứ đọng" (nghĩa là tư duy bị gián đoạn, dòng suy nghĩ bị chặn đứng lại), lai nhai (lặp lại các cấu trúc tư duy, các chủ đề thậm chí sau khi cuộc đối thoại đã kết thúc), tư duy rời rạc (xâu chuỗi các từ lại với nhau trong lời nói nhưng cả câu không có nghĩa (ví dụ: một số bầu trời tạo ra ngày mai tai nghe) và hoang tưởng (ý nghĩ, phán đoán sai lầm).

Giáo sư chỉ ra nguồn cơn xuất hiện loạn thần ở con người - Ảnh 1.

Loạn thần, ảnh minh hoạ.

Hình ảnh bệnh nhân tâm thần có thể có: đầu tóc rối bời, thái độ ngớ ngẩn, thoải mái hoặc thù địch, tự vệ, vệ sinh răng miệng kém, ăn mặc nhiều lớp áo quần kỳ dị, tay cầm báo hoặc rác, mang nhiều túi xách chứa đủ đồ vô dụng mà họ tích trữ được; có những ý nghĩ nội dung kỳ quái, hoang tưởng, cảm xúc không phù hợp, cảm xúc cùn mòn...

Khám bệnh nhân loạn thần: Để có thể phân loại đúng bệnh nhân loạn thần tại khoa cấp cứu, bác sĩ nên xác định rõ giai đoạn loạn thần là biểu hiện cấp tính hay là một biểu hiện của rối loạn mạn tính. Bác sĩ có thể liên lạc với bác sĩ điều trị ngoại trú của bệnh nhân để xác định những biểu hiện của bệnh nhân và có những thay đổi nào gần đây trong việc điều trị có thể gây ra tình trạng này hoặc làm biểu hiện này đến sớm. Cần có bản thông tin tiền sử bệnh từ phía gia đình bệnh nhân. Trong tình huống đe dọa tính mạng bản viết này có thể bỏ qua.

Bác sĩ nên quyết định một chẩn đoán sơ bộ về tình trạng bệnh lý, sau đó đưa ra đánh giá về tâm thần. Điều trị nội trú có thể sẽ cần thiết, căn cứ vào một trong các chỉ định sau:  Bệnh nhân gây nguy hiểm cho bản thân hay người khác, không thể tự chăm sóc bản thân (ví dụ: ăn, mặc, nơi ở). 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại