Giải pháp của chuyên gia: Sau khi có dấu hiệu sốt nghi ngờ viêm phổi Vũ Hán, cần làm gì?

Vân Hồng |

DỊch viêm phổi Vũ Hán đã tăng nhanh ở Trung Quốc, chuyên gia giải đáp 3 câu hỏi quan trọng khi bạn nghi ngờ mình có thể mắc virus, khi bị sốt và việc cần làm nếu mắc virus corona.

Tình hình viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc đã có nhiều thay đổi từng ngày, số người mắc mới và tử vong đều tăng. Theo Tân Hoa Xã, Bắc Kinh (TQ), để giành chiến thắng trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, việc tự kiểm soát cá nhân là điều cần thiết.

Làm thế nào để xác định bị nhiễm virus corona, liệu có phải chủ yếu dựa vào dấu hiệu bị sốt? Có nên đến bệnh viện ngay nếu tình trạng sốt xuất hiện? Để trả lời những câu hỏi phổ biến này, chúng ta cùng tìm câu trả lời từ các chuyên gia có liên quan.

Liệu có phải đến bệnh viện nếu xuất hiện triệu chứng sốt?

TS Lý Thái Sinh, giám đốc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đại học Y học Hiệp Hòa Bắc Kinh, cho biết các triệu chứng của coronavirus chủ yếu là sốt cấp tính (nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C) và không có triệu chứng cúm (hắt hơi, nghẹt mũi). Những trường hợp không sốt là cực kỳ hiếm.

Theo BS Điền Hân Luận, Phó trưởng khoa Hồi sức và Chăm sóc hô hấp, Bệnh viện Đại học Y khoa Hiệp Hòa Bắc Kinh gợi ý rằng nếu bạn khỏe mạnh, bạn không mắc các bệnh cơ bản như bệnh tim phổi, suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc khối u, và bạn có thể quan sát triệu chứng sốt tại nhà.

TS Lý Thái Sinh cho biết, nếu cơ thể và sức khỏe của bạn không tốt và các triệu chứng nhiễm virus xảy ra, bạn có thể đeo khẩu trang và đến bệnh viện để kiểm tra máu thường quy để xem chỉ số tế bào bạch cầu, sau đó chụp CT ngực. Nếu CT ngực cho thấy viêm phổi do virus, thì hãy sử dụng kết quả khám làm căn cứ để gửi bác sĩ xem xét đánh giá thêm.

Giải pháp của chuyên gia: Sau khi có dấu hiệu sốt nghi ngờ viêm phổi Vũ Hán, cần làm gì? - Ảnh 1.

Nên làm gì nếu bạn được xác nhận là đã nhiễm virus corona?

Như thế nào thì được xem là đã bị nhiễm virus corona? 

Theo TS Lý, hộp thuốc xét nghiệm phát hiện axit nucleic không phải là một cách xét nghiệm chính xác tuyệt đối, bởi vì cũng có trường hợp dương tính vẫn phán đoán thành âm tính.

"Nó không phải là một tiêu chuẩn hiện được chấp nhận và chỉ có thể được sử dụng như một công cụ cơ bản để xem xét, chẩn đoán."

Theo các chuyên gia, một khi chẩn đoán bạn bị nhiễm virus corona được xác nhận, cũng không phải là vấn đề "trời sập" hay sợ hãi. 

Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia (TQ) gần đây đã đưa ra một kế hoạch chẩn đoán và điều trị thử nghiệm đối với viêm phổi do nhiễm coronavirus mới. Các tổ chức y tế cũng sẽ xây dựng kế hoạch điều trị tương ứng dựa trên tình hình thực tế của bệnh nhân.

Tuy nhiên, một số chuyên gia hô hấp cũng tin rằng tỷ lệ chữa khỏi viêm phổi do nhiễm coronavirus mới có liên quan đến việc bệnh nhân có mắc bệnh cơ bản hay không. Các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu là điều trị triệu chứng và giảm triệu chứng.

Có phải đến bệnh viện để sàng lọc và kiểm dịch vì nghi ngờ nhiễm virus không?

Một số bệnh nhân nghi ngờ lo lắng về nguy cơ nhiễm virus và do dự khi đi kiểm tra, lo ngại khi phải đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.

Theo TS Tào Vĩ, phó giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hiệp Hòa, Đại học Y Bắc Kinh (TQ), nếu biết có các nguyên nhân gây sốt khác, thì không cần phải thực hiện việc sàng lọc. Ngoài ra, việc khám sàng lọc tùy thuộc vào khu vực.

"Ví dụ như ở tâm dịch Vũ Hán, nếu bệnh nhẹ, không nên vào bệnh viện. Không thể loại trừ và có thể tự cách ly. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đáng kể, bạn nên đi khám kịp thời."

Viêm phổi do bị nhiễm coronavirus mới ở Trung Quốc đã được đưa vào các bệnh truyền nhiễm loại B được quy định trong Luật Phòng chống và Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm, và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát đối với các bệnh truyền nhiễm Loại A đã được thực hiện.

*Theo Tân Hoa Xã (TQ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại