Giải đáp từ A-Z những thắc mắc về bệnh gan và nguy cơ lây nhiễm của bệnh nhân gan

thinga |

Cập nhật ngay những kiến thức về bệnh gan từ các chuyên gia để nhận biết bệnh sớm và tránh nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.

Bệnh viêm gan được coi là sát thủ thầm lặng với rất nhiều triệu chứng khó thấy, chỉ khi xét nghiệm mới phát hiện ra bệnh. Do đó, hầu hết bệnh nhân khi biết mình có bệnh thì đã ở giai đoạn mãn tính như: xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan,… Nguy hiểm hơn, trong thời điểm có dịch bùng phát, những người có nền bệnh gan lại dễ gặp biến chứng khó lường nếu chẳng may nhiễm virus.

Dưới đây, PGS. TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai và PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, sẽ mang tới cái nhìn tổng quan về bệnh gan và nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.

PV: Bác sĩ có thể cung cấp những kiến thức tổng quan về bệnh gan và những loại bệnh gan thường gặp không ạ?

BS Hồng: Bệnh lý gan mật là bệnh lý khá thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và được chẩn đoán hết sức rõ ràng như viêm gan virus B hoặc C. Việt Nam nằm trong vùng có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B rất cao với tỉ lệ 10-15% dân số. Viêm gan virus C chiếm tỉ lệ thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra còn có các loại bệnh khác như viêm gan virus D hay E.

Một nhóm nguyên nhân nữa cũng đang gia tăng với tốc độ rất nhanh trên thế giới, thậm chí nhiều hơn cả so với viêm gan virus hay do rượu, đó là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Thường thấy nhất là rối loạn chuyển hóa mỡ, chúng tôi gọi đó là nhóm bệnh NAS - gan thoái hóa mỡ. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, béo phì hoặc mắc những bệnh của rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tuyến giáp và người có rối loạn chuyển hóa mỡ nói chung. Ngoài ra còn có một số bệnh khác khác như: rối loạn chuyển hóa đồng, rối loạn chuyển hóa sắt hay nhóm tổn thương gan tự miễn.

Giải đáp từ A-Z những thắc mắc về bệnh gan và nguy cơ lây nhiễm của bệnh nhân gan - Ảnh 1.

PV: Bác sĩ hãy cho biết những dấu hiệu nào cho biết mình bị mắc bệnh gan và khi nào thì nên đi xét nghiệm để có phương án điều trị ạ?

BS Hồng: Những bệnh lý về gan sẽ gây ra những triệu chứng và biểu hiện bệnh lý trên 4 chức năng cơ bản sau:

Biểu hiện trên da: Đây là biểu hiện sớm nhất của bệnh lý liên quan đến gan. Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da và niêm mạc: vàng da, sạm da thậm chí xuất hiện những mảng bầm máu, nốt xuất huyết rất hay gặp ở phần nửa người trên, ở ngực, cổ, vai. Xuất huyết dưới dạng sao, còn gọi là sao mạch.

Những dấu hiệu xuất hiện muộn hơn là tình trạng phù chân, cổ trướng và gầy sút cân. Với người gan bắt đầu hơi to ra một chút sẽ có dấu hiệu hơi đau căng tức một chút ở vùng hạ sườn bên phải, là nơi vị trí của gan.

PV: Bệnh gan ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng trong cơ thể?

BS Hồng: Gan có 4 chức năng chính: Chức năng chuyển hóa, tạo mật, bài tiết mật, tạo các yếu tố giúp đông máu và chức năng thải độc. Khi gan bị tổn thương thì cả 4 chức năng đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng chức năng hết sức khác nhau tùy theo nhóm bệnh. Chẳng hạn, tổn thương gan do rượu thì chức năng tạo mật, bài tiết mật sẽ bị ảnh hưởng, nên dấu hiệu vàng da xuất hiện tương đối sớm.

PV: Những người có bệnh lý về gan liệu có nguy cơ dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là Covid-19 hơn những người có sức khỏe bình thường không thưa bác sĩ?

BS Hồng: Hiện chưa có cơ sở nào khẳng định bệnh nhân gan có nguy cơ nhiễm virus mùa dịch cao hơn người bình thường. Việc nhiễm virus, đặc biệt là Covid-19 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: môi trường; khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh; điều kiện để ngăn chặn việc lây nhiễm... Nếu như đảm bảo được các yếu tố an toàn thì khả năng lây nhiễm covid 19 cũng giống như người bình thường. Tuy nhiên, nếu như để nhiễm bệnh thì khả năng làm nặng lên mắt xích yếu trong cơ thể với người đã bị mắc bệnh gan làm tốc độ suy gan tiến triển nhanh và khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch.

PV: Tại sao những bệnh nhân bị mỡ máu cao hay tăng huyết áp, phải dùng thuốc tây hàng ngày lại dễ bị viêm gan hay suy giảm chức năng gan ạ? Trong trường hợp này thì nên xử lý như thế nào thưa bác sĩ?

BS Hồng: Hầu hết các thuốc khi dùng đều phải qua gan chuyển hóa, sau đó đào thải ra ngoài qua thận. Do đó khi có suy gan, suy thận thì việc sử dụng thuốc đều phải giảm. Do đó, bệnh nhân đang sử dụng thuốc buộc phải theo dõi thường xuyên để biết có phải giảm liều lượng, dừng thuốc hay thay đổi loại thuốc mình sử dụng.

Nhiều trường hợp sử dụng thuốc điều trị gây ra tình trạng hủy hoại tế bào gan, ứ mật tại gan, bắt đầu có những rối loạn đông máu và ảnh hưởng đến 4 chức năng của gan. Khi men gan bắt đầu tăng lên, việc sử dụng thuốc gây ra mức độ ảnh hưởng đến gan: thứ nhất là hủy hoại tế bào gan thể hiện rõ trên các thông số khi xét nghiệm kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, hơi sút cân; thứ hai là tình trạng ứ mật tại gan và vàng da.

*** Nội dung được trích dẫn từ chương trình tư vấn trực tiếp "Lời khuyên cho người bệnh gan trong mùa dịch" được tổ chức bởi Báo Sức khỏe và đời sống cùng sự đồng hành của nhà tài trợ Traphaco: https://www.facebook.com/watch/live/?v=2794241647519537&ref=watch_permalink

Giải đáp từ A-Z những thắc mắc về bệnh gan và nguy cơ lây nhiễm của bệnh nhân gan - Ảnh 2.

Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CAO TRAPHACO

Địa chỉ: Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Liên hệ: 18006612

Fanpage: https://www.facebook.com/ThuocboganBoganic/

Website: http://boganic.vn/

*Thuốc Boganic: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng

**Boganic Kid, Boganic Lippi không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại