Cách đây 7 năm, bà Hạ (năm nay 54 tuổi) bị đau ở vùng bụng bên phải. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra phát hiện túi mật xuất hiện sỏi mật , nhưng do huyết áp cao, nên bà đã trì hoãn phẫu thuật.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, bụng bà Hạ ngày càng to và đau dữ dội, lần này bà quyết định đến Bệnh viện Kyoto Vũ Hán để khám. Bác sĩ Thẩm Chương Nghĩa, người trực tiếp khám cho bà Hạ, phát hiện số lượng sỏi mật tăng lên rất nhiều, bác sĩ kiến nghị phải tiến hành phẫu thuật lấy sỏi ngay lập tức.
Bác sĩ Thẩm Chương Nghĩa, người trực tiếp khám cho bà Hạ, phát hiện số lượng sỏi mật tăng lên rất nhiều, bác sĩ kiến nghị phải tiến hành phẫu thuật lấy sỏi ngay lập tức.
Bác sĩ Thẩm Chương Nghĩa nói: "Đây là lần đầu tiên tôi phẫu thuật cho bệnh nhân có nhiều sỏi mật đến như vậy, sau 3 tiếng ca phẫu thuật mới hoàn thành. Trên khay đựng sỏi mật có chứa 7750 viên sỏi với hình dạng khác nhau, có viên sỏi quả như trứng cút, một số như hạt đậu xanh, có viên như hạt vừng. Những viên sỏi nhỏ chạy vào ống mật, sẽ dẫn đến vàng da do tắc nghẽn, thậm chí gây viêm tụy, đe dọa đến tính mạng".
Sau khi tìm hiểu được biết, bà Hạ vào mùa đông hầu như cả ngày không uống nước, trời nóng cũng chỉ uống một chút nước, đặc biệt cô gần như không ăn sáng .
Bác sĩ kết luận, nguyên sâu xa dẫn đến số lượng lớn sỏi mật trong cơ thể của bệnh nhân là do chế độ ăn uống không có quy luật. Thường xuyên không ăn sáng, túi mật sẽ không co lại, dịch mật không thể bài tiết để giúp tiêu hóa thức ăn, dịch mật trong túi mật quá lâu và cholesterol bên trong rất dễ kết tinh tạo thành sỏi.
Những nguy hiểm của việc không ăn sáng
1. Hạ đường huyết: Sau khi cơ thể trải qua một đêm ngủ, các chất dinh dưỡng trong cơ thể đã được tiêu thụ hoàn toàn, nồng độ đường trong máu ở trạng thái thấp, nếu không ăn sáng, nồng độ đường huyết không được bổ sung kịp thời, sẽ xuất hiện triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, nghiêm trọng sẽ khiến cơ thể bị sốc do hạ đường huyết.
2. Dễ mắc bệnh dạ dày: Không ăn sáng sẽ thay đổi nhịp sinh học của hệ thống tiêu hóa, nhu động đường ruột và dịch tiết tiêu hóa sẽ biến đổi, dịch tiết tiêu hóa không được trung hòa thức ăn, sẽ gây kích thích không tốt đến niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến viêm dạ dày. Nếu bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mà không ăn sáng sẽ càng làm nghiêm trọng tình trạng bệnh.
3. Dễ gây táo bón: Không ăn sáng trong thời gian dài, dễ gây mất cân bằng phản xạ ở đại tràng và dạ dày, từ đó sẽ gây táo bón.
4. Tăng tỷ lệ đột quỵ: Sau khi ngủ một đêm, độ nhớt máu tăng cao, lượng máu suy giảm, dễ hình thành cục máu nhỏ gây tắc nghẽn huyết quản, hơn nữa buổi sáng là thời điểm huyết áp cơ thể tăng cao nhất, do vậy không ăn sáng còn tăng nguy cơ bị đột quỵ.
5. Dễ bị viêm túi mật hoặc sỏi mật: Không ăn sáng, dịch mật không thể đào thải ra ngoài, thời gian dài sẽ hình thành sỏi mật hoặc viêm túi mật, điều tra phát hiện, đại đa số những người bị sỏi mật đều có thói quen không ăn sáng.
Không ăn sáng, dịch mật không thể đào thải ra ngoài, thời gian dài sẽ hình thành sỏi mật hoặc viêm túi mật, điều tra phát hiện, đại đa số những người bị sỏi mật đều có thói quen không ăn sáng.
6. Dễ bị gan nhiễm mỡ : Không ăn sáng trong thời gian dài, hơn nữa bữa trưa lại quá đơn giản rất dễ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, protein không đầy đủ sẽ dẫn đến gan phải tích trữ chất béo. Nếu ngồi lâu không đi lại, vận động nhiều thì năng lượng và chất béo trong cơ thể không có cách nào tiêu hao đi được, cuối cùng chuyển hóa thành chất béo, khi chất béo này tích tụ lại dưới da sẽ biểu hiện thành béo phì, còn khi tích trữ lại trong gan sẽ trở thành gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ nhắc nhở mọi người phải có chế độ ăn uống đúng quy luật, uống nhiều nước và thường xuyên tạp thể dục để ngăn ngừa kết sỏi trong cơ thể.
(Nguồn: Sohu)