1. Chăm sóc giấc ngủ
Theo các chuyên gia y tế, khoảng thời gian từ 11h đêm đến 2h sáng là lúc khí huyết trong gan vượng nhất, cũng là thời điểm tốt để gan "nuôi" máu và bắt đầu thời gian thải độc. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình này chỉ được tiến hành khi cơ thể đang trong trạng thái ngủ say.
Bởi vậy, thức đêm không chỉ khiến độc tố ứ đọng trong gan mà còn làm cho cơ quan này bị thiếu máu, các tế bào đã bị tổn thương khó có khả năng phục hồi, tạo thành tổn thất rất lớn đối với cơ thể.
Không chỉ vậy, đối với những người đã và đang mang bệnh lý liên quan tới gan, thức khuya sẽ khiến bệnh tình thêm nặng hoặc có nguy cơ tái phát.
Do đó, để hạn chế những biến chứng không mong muốn,chúng ta nên đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ.
Lên giường trước 23 giờ và đảm bảo sâu giấc trong khoảng thời gian từ 11:00 đến 3:00 là cách chăm sóc tốt nhất cho cơ quan được ví như "nhà máy xử lý độc tố" của cơ thể.
Nếu việc thức khuya, ngủ muộn là "bất khả kháng", bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ví dụ: Nếu như thức đêm tới 1h sáng mới đi ngủ, thì buổi trưa lúc 1h cần sắp xếp một giấc ngủ ngắn cho cơ thể hồi phục.
2. Tăng cường ăn các thực phẩm màu xanh
Theo thuyết Ngũ hành của Y học cổ truyền Trung Hoa, các thực phẩm màu xanh rất dễ đi vào gan. Vì vậy, đa số những loại thực phẩm này đều có tác dụng tăng cường chức năng gan và bài trừ độc tố một cách hữu hiệu.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh các loại thực phẩm màu xanh chứa hàm lượng acid folic cao. Đây là chất đóng vai trò quan trọng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Bên cạnh tác dụng bổ gan, những thực phẩm mang màu sắc này còn có công dụng bảo vệ hệ tim mạch, bổ sung canxi nên rất tốt cho người lớn tuổi, thanh thiếu niên và những người mắc bệnh về xương.
Những thực phẩm màu xanh được ví như "vệ sĩ tự nhiên" của gan trong thời hiện đại. (Ảnh minh họa).
3. Tích cực vận động
Ngày nay, một trong những bệnh lý về gan đang ảnh hưởng đến nhiều người chính là căn bệnh gan nhiễm mỡ mà không do rượu, bia gây ra (NAFLD). Nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh này là do tình trạng tích tụ mỡ trong gan.
Một biện pháp đơn giản để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của NAFLD chính là vận động và năng tập thể dục. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đặt ra mục tiêu vận động cơ thể ít nhất 30 phút/ngày và thử kết hợp các bài tập giúp tăng cường sức khỏe cũng như có lợi cho tim mạch.
4. Hạn chế tức giận
Người Trung Quốc có câu "đa sân thương can, đa dâm thương thận, đa thực hựu thương tỳ vị. Ưu tư thương tỳ, phẫn nộ thương can, lao lực thương thần."
Có nghĩa là: Giận dữ thương gan, phóng túng hại thận, ăn nhiều hại tỳ vị, ưu tư thương tỳ, u buồn hại gan, phiền não làm hao tổn tinh thần.
Bởi vậy, những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, u buồn cũng gây ảnh hưởng tới ngũ tạng và tổn thương gan nặng nền. Duy trì thái độ sống lạc quan, rộng lượng là điều không thể thiếu đối với việc dưỡng gan.
Một lần tức giận mang lại hàng tá nguy hại đối với sức khỏe. (Ảnh: nguồn Internet).
5. Uống trà hoa cúc
Trung y cho rằng hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, sáng mắt.
Vì vậy, hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng bệnh do phong nhiệt (chóng mặt, nhức đầu, đau mắt…) hoặc các bệnh như mất ngủ, nóng trong, tinh thần căng thẳng, dễ cáu góc.
Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra rằng hoa các có thể giúp kháng khuẩn, giảm mỡ trong máu, mát gan, dịu thần kinh, giảm mỡ máu… Vì thế, trà hoa cúc được xem là một trong những "thần dược tự nhiên" rất có lợi cho gan.
Về thời gian sử dụng, nếu dùng để giải nhiệt, giải khát, có thể uống trà hoa cúc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nếu dùng cho các phương pháp trị liệu, tốt nhất bạn nên uống trà hoa cúc 2 – 3 lần trong ngày, trước bữa ăn từ 1-2 giờ.
Tuy nhiên, hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, thường bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, thường bị ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… không nên dùng.
*Theo Sina Health