Nhiều người có thói quen sử dụng bông ngoáy ráy tai. Thông thường bạn có cảm giác thoải mái khi sử dụng bông ngoáy, nhưng các bác sĩ khuyên bạn nên ngừng sử dụng những vật dụng như bông ngoáy, tăm xỉa răng, chìa khòa xe để làm xoa dịu ngứa ngáy trong lỗ tai bạn.
Cấu tạo của tai
Bông ngoáy ráy tai gây hại như thế nào cho tai trong của bạn
Sử dụng bông ngoáy ráy tai không phải là cách tốt nhất để làm sạch tai trong, các bác sĩ cho biết. Theo bà Ana Kim, Bác sĩ Tai Mũi Họng tại Columbia Doctors và Phó giáo sư ngành Tai Mũi Họng tại Columbia University Medical Center, Mỹ thì ráy tai giúp giữ ẩm cho da và ngăn chặn nhiễm trùng tai trong.
Bác sĩ Ileana Showalter, chuyên gia Tai Mũi Họng tại Mercy Medical Center, Mỹ cho biết sử dụng bông ngoáy còn gây phản tác dụng bằng cách đẩy ráy tai vào sâu bên trong. Điều này khiến bạn mất dần thính lực vì màng nhĩ có thể bị tổn thương nếu dùng bông ngoáy quá thường xuyên.
Bác sĩ Kim cho biết rằng, làn da bên trong khoang tai rất nhạy cảm nên bông ngoáy dễ dàng gây tổn thương cho làn da khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm. Cách tốt nhất là bạn không nên cho bất cứ vật dụng gì vào tai trong.
Ảnh minh họa
Làm thế nào để giữ tai luôn sạch sẽ?
Các chuyên gia khuyên rằng cách đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng miếng vải mềm để rửa phần bên ngoài tai. Bạn không cần rửa phần bên trong tai vì ráy tai có thể tự bong ra.
Theo Bác sĩ Kim: "Tai người có cơ chế tự nhiên giúp tự làm sạch phần bề mặt bên trong". Bạn có thể sử dụng bông ngoáy phần tai ngoài ít tổn thương hơn. Điều này giúp loại bỏ phần ráy tai tích tụ bên ngoài.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lê. Theo Bác sĩ Kim, nguyên tắc này bị hạn chế khi mà ráy tai gây giảm thính lực, tai bị nghẽn, ráy tai ướt chảy nước màu vàng hoặc nâu. Nhưng bạn cũng không cần thiết sử dụng bông ngoáy.
Sử dụng những sản phẩm lấy ráy tai chuyên dụng
Nếu bạn muốn lấy ráy tai tại nhà, bạn có thể sử dụng DIY hoặc Debrox, sản phẩm lấy ráy tai chuyên dụng, theo Bác sĩ Showalter. Bạn đặt thiết bị này vào trong tai để làm mềm ráy tai, sau đó bạn sử dụng ống tiêm để bơm nước ấm vào để rửa tai.
Tuy nhiên nếu như bạn vẫn có các vấn đế thính lực liên quan đến ráy tai hoặc các vấn đề khác thường, bạn nên gặp bác sĩ để được trực tiếp tư vấn.
Những chuyên gia này có thể giúp rửa sạch tai bạn một cách an toàn nhất. Nếu ráy tai mềm, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ để hút nó ra. Còn nếu ráy tai cứng hơn, họ có thể sử dụng dụng cụ chuyên biệt để đưa vào trong tai bạn và lấy ra một cách từ từ.
*Theo Menshealth
Xem thêm:
Chỉ cần bỏ ra 5 phút tập bài này tại nhà, bạn sẽ sở hữu cơ thể 6 múi vạm vỡ