Đó là lý do rất nhiều người bệnh gút lo sợ không thể đón một cái Tết trọn vẹn cùng gia đình, người thân.
"Thiên thời địa lợi" khiến gút mạn tính lộng hành ngày Tết
Tết đang đến thật gần, cùng với nỗi lo ắch tắc giao thông, thực phẩm bão giá thì Tết còn là thời điểm vàng để "rước" bệnh tật vào người chỉ vì những phút giây vui mừng quá độ. Ngoài tiểu đường, huyết áp cao, đau dạ dày thì gút cấp và mạn tính chính là căn bệnh dễ tái phát và gia tăng nhiều nhất trong ngày Tết.
Sở dĩ, bệnh gút "được mùa" trong dịp Tết vì Tết chứa đựng vô vàn những yếu tố "thiên thời, địa lợi" để căn bệnh này tác oai, tác quái.
Tết không thể thiếu những sơn hào hải vị
Trước hết, gút là bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đặc trưng của bệnh là tăng acid uric máu, gây lắng đọng các tinh thể urat ở các khớp và tổ chức quanh khớp. Ở khớp gây ra viêm khớp cấp và mạn tính, ở mô mềm tạo ra hạt tophi, ở thận gây ra viêm thận kẽ, sỏi thận, suy giảm chức năng đào thải của thận và hình thành gút mạn tính...
Đặc biệt, bệnh gút liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống hàng ngày. Trong khi đó, Tết là dịp để gia đình sum vầy, đoàn tụ, là thời điểm "danh chính, ngôn thuận" cho những buổi tiệc tùng, gặp gỡ, họp mặt, hàn huyên được triển khai nên không thể tránh khỏi những mâm cao cỗ đầy và men say bia rượu.
Bởi vậy, dù có "cứng" đến mấy thì người bệnh gút cũng khó lòng thoát khỏi sự cám dỗ ngọt ngào này. Và chỉ cần vài phút thả hồn theo mây gió có thể khiến người bệnh phải trả giá đắt với những cơn gút cấp tê tái vào đêm hoặc sáng sớm hôm sau. Chưa kể, chức năng thận vốn đã yếu nay càng phải gồng lên để giải quyết hệ quả khiến thận ngày càng héo mòn, kiệt quệ hơn.
Bia rượu là thức uống không thể thiếu trong dịp Tết
Bên cạnh chế độ ăn uống giàu đạm (thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản) và uống nhiều bia rượu thì Tết còn là lúc mọi thứ bị xáo trộn bởi những chuyến du xuân, chúc Tết khiến người bệnh gút mệt phờ. Cùng với đó là thói quen ăn uống không đúng giờ, thức khuya, dậy sớm, lười vận động cũng tạo điều kiện cho bệnh gút mạn tính bùng phát và gia tăng.
Một yếu tố nữa là vào những ngày lập xuân, miền Bắc thường có giá rét và mưa phùn. Theo Đông y, đây là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố như phong, hàn (gió, lạnh) gây bệnh khiến khí huyết lưu thông kém, kinh lạc bị trì trệ, gây sưng, đau, tê nặng các khớp.
Y học hiện đại cũng cho rằng, độ ẩm cao và nhiệt độ hạ cũng làm không khí lạnh thâm nhập qua da, làm giảm cung cấp máu tới các cơ quan ngoại biên và các khớp xương, dịch khớp cũng trở nên đông quánh hơn khiến việc vận động, đi lại của người bệnh gút nặng nề, khó khăn hơn, cơn đau gút cũng được thể phát sinh nhiều hơn.
Trời ẩm ương là tiền đề cho sự trỗi dậy của những cơn đau gút
Bí quyết giúp người bệnh gút vui vẻ đón Tết
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong khi người tiểu đường, cao huyết áp còn được uống 60 ml rượu mỗi tám tiếng thì người bệnh gút thiệt thòi nhất vì phải kiêng triệt để. Họ cũng phải tránh xa thịt đỏ và các món có chứa nguyên liệu thuộc diện mầm non như măng, nấm, giá…
Đây quả là một thách thức lớn cho những người bệnh gút bởi rất khó để thờ ơ hoặc đứng ngoài cuộc với những thú vui ngày Tết. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để những người bệnh gút có được một cái Tết ấm áp, an vui mà không phải lo những cơn đau gút?
Các chuyên gia hàng đầu về gút cho rằng, để đón một cái Tết trọn vẹn, người bệnh gút cần ăn uống sinh hoạt điều độ, vận động thường xuyên, uống nhiều nước và đừng quên sử dụng Hoàng Tiên Đan – sản phẩm hàng đầu giúp giảm gút mạn tính từ căn nguyên của thận.
- Chế độ ăn uống: Người bệnh gút cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, thịt không quá 150 g/ ngày. Trong đó, nên hạn chế các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt dê, thịt trâu, thịt ngựa), phủ tạng động vật (gan, lòng, tiết canh…), hải sản (tôm, cua, cá béo), các loại hạt đậu (đậu phộng, giá đỗ, đậu phụ), đồ chiên rán và bia rượu.
Thực đơn tốt cho người bệnh trong ngày Tết là các loại rau củ quả có lợi cho cơ thể như: bưởi, cải xanh, chuối, kiwi, sơ ri, cam, cà chua, nấm mèo, nấm đông cô, dưa leo và khoai tây luộc…
Thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe người bệnh gút
- Uống nhiều nước: Người bệnh gút cần uống 2-3 lít nước/ ngày để gia tăng khả năng đào thải của thận, tuy nhiên người bệnh không nên dùng nước ngọt có gas và các loại nước có đường. Thay vào đó, chỉ nên uống nước đun sôi để nguội, nước trà xanh, thỉnh thoảng có thể uống các loại nước có hương vị thơm ngon như ca cao, cà phê.
- Vận động vừa sức: Thời tiết lạnh cộng với việc bận rộn sắm sửa Tết khiến người bệnh gút sao nhãng việc luyện tập làm bệnh trở nặng hơn. Để một công đôi việc, trong ngày Tết, ngoài các bài tập thông thường, người bệnh có thể kết hợp dọn dẹp nhà cửa, đi bộ, đi mua sắm hoặc du xuân để tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ cho cơ xương khớp.
Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút
- Uống Hoàng Tiên Đan đều đặn mỗi ngày: Với thành phần then chốt là hoạt chất Phytosterol kết hợp cùng Khúc Khắc và Dâm Dương Hoắc, Hoàng Tiên Đan giúp bổ thận, tăng cường chức năng đào thải của thận, từ đó giúp đẩy lùi gút mạn tính từ căn nguyên của thận.
Chỉ cần uống Hoàng Tiên Đan 2 lần/ ngày, mỗi lần 3 viên sẽ hỗ trợ người sử dụng giảm cơn đau gút cấp và mạn tính để có thể vui xuân, đón Tết cùng gia đình. Đặc biệt, người bệnh gút vẫn có thể ăn các thực phẩm giàu đạm hay nhấp chút bia rượu với bạn bè trong dịp Tết mà không sợ cơn đau gút "gõ cửa" vì đã có Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút.
Thông tin liên hệ:
Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800.6960
Đơn vị phân phối: Công ty TNHH Dược Nhân Hưng
Địa chỉ: Số 3 Đường Quách Văn Tuấn, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh