Giống như nhiều bậc cha mẹ khác, một người mẹ đã phải phân vân rất nhiều sau khi có con trai về vấn đề có nên cắt bao quy đầu cho con hay không.
Mặc dù đây là một quyết định cực kỳ cá nhân nhưng người mẹ này đã dũng cảm chia sẻ những gì đã xảy ra với con sau khi con trải qua quy trình này.
Mặc dù cô ấy đã để ẩn danh, bài viết chia sẻ của cô nhanh chóng lan truyền như một lời cảnh báo và trở thành một đề tài bàn luận nóng.
Cậu bé được cắt bao quy đầu và không may xảy ra sai lầm nghiêm trọng.
Bà mẹ ẩn danh này chia sẻ rằng khi bác sĩ đưa con cô vào cắt bao quy đầu, hai vợ chồng được bảo ngồi đợi ở phòng chờ trong thời gian rất lâu.
Và sau khi cuộc tiểu phẫu kết thúc, cậu bé được mang ra và quấn trong một chiếc chăn và được cho phép về nhà ngay.
Cô tiếp tục chia sẻ: “Khi về đến nhà và đưa con ra khỏi ghế ngồi trên xe, chúng tôi thấy máu loang ra khắp ghế và chăn của con. Ngay lập tức, chúng tôi mở chăn ra thì phát hiện ra máu chảy ra từ bỉm của con chảy xuống chân.
Chúng tôi bỏ bỉm ra, người con dính đầy máu và máu vẫn tiếp tục chảy ra từ vùng kín”. Quá hoảng loạn, hai vợ chồng thay bỉm khác cho con và ngay lập tức đưa con đến một bệnh viện khác.
“Bác sĩ phát hiện ra rằng một mạch máu đã bị cắt trong khi thực hiện cắt bao quy đầu. Thời điểm con tôi thay 3 lần bỉm vì chảy quá nhiều máu và bị sốt 38 độ, con đã không còn tỉnh táo nữa”, bà mẹ này cho biết.
“Bác sĩ đã phải thử 5 lần trước khi tìm được mạch để cầm máu và nhận ra rằng cuộc tiểu phẫu cắt bao quy đầu đã thậm chí không được hoàn thành hoặc thực hiện đúng cách”.
Bác sĩ trước đó đã cắt nhầm một mạch máu dẫn đến việc máu chảy tràn lan.
Vị bác sĩ này sau đó đã gọi cho bệnh viện thực hiện cuộc tiểu phẫu và yêu cầu một người nào đó đến xem những gì họ đã làm với cậu bé.
Người mẹ kể: “Cuối cùng con trai tôi phải hoàn thành cắt bao quy đầu và phải khâu 3 mũi ở đầu bộ phận kín… Tôi đã vô cùng thất vọng, giận dữ và hoang mang".
Cậu bé giờ đây phải chịu một vết sẹo vĩnh viễn ở bộ phận kín và đáng buồn thay cho đến tận bây giờ vẫn chưa ai đứng ra chịu trách nhiệm cho tai nạn này.
Câu chuyện này nhanh chóng được lan truyền và gây bão trên các trang mạng xã hội. Rất nhiều bà mẹ đã bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ rằng họ cũng đã gặp phải những trường hợp tương tự: “Điều tương tự cũng đã xảy ra với con trai tôi 18 năm trước.
Trên hết cái người được gọi là bác sĩ còn nói rằng họ không thể tìm thấy mạch để tiêm giảm đau”, “Mỗi lần đọc bài này tôi lại khóc. Con trai đỡ đầu của tôi đã mất mạng vì xuất huyết sau khi cắt bao quy đầu”.
Kéo theo đó có rất nhiều người cho rằng đây là những bằng chứng cho thấy các cuộc tiểu phẫu cắt bao quy đầu như thế này nên bị cấm.
Trong khi đó, những người khác lại nghĩ đây là quyết định cá nhân của mỗi bậc cha mẹ, và rằng các bậc cha mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu thật kĩ, suy xét cả những nguy hiểm có thể gặp phải nếu quyết định thực hiện.
Theo Viện Nhi khoa Hoa Kì, việc cắt bao quy đầu có nhiều lợi ích hơn là những nguy hiểm.
Rất nhiều cha mẹ chọn cắt bao quy đầu cho con trai họ để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ngăn ngừa các vấn đề về bộ phận kín trong tương lai và thuận lợi trong vấn đề đi vệ sinh.
Dù vậy, đây vẫn là một quyết định cá nhân của các bậc cha mẹ và không ai phải chịu chỉ trích vì quyết định làm điều mà họ tin là tốt cho con họ cả.
Còn theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ Lê Anh Dũng - Trưởng khoa Tiết niệu của Bệnh viện cho biết, hẹp bao quy đầu không phải là bệnh lý mà là hiện tượng sinh lý, nhưng cùng với thời gian, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu mà trong nhiều trường hợp là không cần can thiệp.
BS Anh Dũng cho biết chỉ phải can thiệp trong trường hợp trẻ bị viêm và có vấn đề khi đi tiểu (tiểu khó, đi tiểu phải rặn, có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tia đái lệch, vẹo).
Nguồn: Mom