Ảnh minh họa
Mờ mắt khi xem kết quả xét nghiệm ADN
Anh Kiên (36 tuổi, tại Hà Nội) có 3 người con (hai trai và một gái). Đứa con trai đầu lòng của anh có vẻ ngoài giống bên nội nhất, 2 đứa trẻ còn lại thì không. Ngoài ra, vì có nhiều lời đồn thổi không hay về vợ nên anh Kiên quyết định bí mật đi làm xét nghiệm ADN.
Để các con không nghi ngờ, anh Kiên đã thu thập mẫu móng tay của con. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy 2/3 đứa trẻ là con của anh, đứa con trai đầu lòng thì không phải. Tuy nhiên, anh Kiên và đứa trẻ này có quan hệ chú/bác - cháu.
Cầm kết quả trên tay, anh Kiên mờ mắt, ôm ngực nuốt nước mắt vào trong. Anh không ngờ lời đồn về mối quan hệ bất chính giữa vợ anh và anh trai anh là sự thật. Điều anh không ngờ nhất là đứa trẻ nhìn giống bên nội nhất lại là con của anh trai anh, còn hai đứa trẻ còn lại là con anh.
Không thể xác định quan hệ huyết thống chỉ qua hình dáng
Theo Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định ADN, Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, hiện là cố vấn cao cấp tại GENTIS, trường hợp của anh Kiên là câu chuyện buồn không ai mong muốn. Anh Kiên đã rất đau lòng không biết sẽ đối mặt với sự thật ra sao.
Đại tá Khanh cho biết kiểu hình (hình dáng bên ngoài) chủ yếu là do gen quy định. Tuy nhiên, điều này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan tới môi trường. Vì vậy, nếu con không giống mình thì không có nghĩa là không phải con mình.
"Nhiều trường hợp kiểu hình có thể không mang tính trạng trội của bố mẹ mà lại mang tính trạng trội của các đời trước (bên ngoài- bên nội)", Đại tá Khanh nói.
Do vậy, nhìn hình dáng bên ngoài không thể biết được có quan hệ huyết thống hay không. Cách đơn giản và khoa học để biết rõ huyết thống chính là xét nghiệm ADN. Hiện nay, xét nghiệm ADN cho kết quả chính xác tới tới 99,99% khi xác định quan hệ huyết thống.
*Tên nhân vật đã được thay đổi!