Đột quỵ thường xảy ra rất đột ngột, nếu có dấu hiệu này cần gọi cấp cứu ngay!

Nguyễn Hoà |

Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 – 3 lần người bình thường. Bạn hãy cẩn thận với những căn bệnh tưởng không liên quan đến nhau nhưng lại vô cùng nguy hiểm.

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người không mắc bệnh này. Nhưng con người có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và thực hiện một số thay đổi trong lối sống.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kì, với một người mắc bệnh tiểu đường họ có khả năng bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc bệnh. Điều này xảy ra là do sự thay đổi thường xuyên của lượng đường trong máu có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch.

Ở đây, chúng ta hãy cùng thảo luận về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh đột quỵ. Đồng thời xem xét các cách ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ đột quỵ.

1. Mối liên hệ đó là gì?

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn. Hầu hết nguyên nhân của các cơn đột quỵ do cục máu đông đã chặn một mạch máu trong não hoặc cổ.

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể phá vỡ các mạch máu và dây thần kinh. Những người mắc bệnh tiểu đường có thời gian đường huyết tăng cao nhanh hơn những người không mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là nếu tình trạng không được kiểm soát tốt. Điều này làm cho một người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị đột quỵ.

Đột quỵ thường xảy ra rất đột ngột, nếu có dấu hiệu này cần gọi cấp cứu ngay! - Ảnh 1.

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh khác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, chẳng hạn như huyết áp cao và béo phì.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì (AHA) đưa ra kết quả nghiên cứu rằng có 16% số người trưởng thành trên 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường chết vì đột quỵ và 68% số người chết vì bệnh tim.

AHA coi bệnh tiểu đường là "một trong bảy nguy cơ chính có thể ảnh hưởng tới bệnh tim mạch", như béo phì, huyết áp cao, chế độ ăn uống không lành mạnh và hút thuốc lá.

2. Những điều cần biết về đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu bị chặn đến một khu vực của não, do cục máu đông hoặc vỡ mạch máu. Khi điều này xảy ra, các tế bào não trong khu vực bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, gây chết mô tế bào và trong một số trường hợp gây tổn thương não.

Có ba loại đột quỵ:

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do cục máu đông ngăn chặn lưu lượng máu đến não.

- Đột quỵ xuất huyết là do vỡ mạch máu hoặc rò rỉ từ mạch máu yếu.

- Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), trước đây gọi là đột quỵ nhỏ, xuất phát từ cục máu đông tạm thời hoặc lưu lượng máu thấp dẫn lên não.

3. Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo

Triệu chứng đột quỵ và các dấu hiệu cảnh báo thường diễn ra một cách đột ngột. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe kêu gọi những người có nguy cơ đột quỵ tìm hiểu về F.A.S.T - dấu hiệu cảnh báo và kế hoạch hành động.

F.A.S.T là từ viết tắt của những từ có nghĩa sau:

- Mặt gục xuống một bên

- Có một trong hai cánh tay bị yếu hơn hoặc một cánh tay thõng xuống khi cố gắng giơ cả hai cánh tay lên.

- Những vấn đề về lời nói, chẳng hạn như nói chậm.

- Thời gian gọi 911.

Đột quỵ thường xảy ra rất đột ngột, nếu có dấu hiệu này cần gọi cấp cứu ngay! - Ảnh 2.

Ngoài F.A.S.T. Các chỉ số, có các triệu chứng khác của đột quỵ được chỉ ra như sau:

- Tê hoặc yếu ở một bên mặt hoặc cơ thể.

- Đau đầu dữ dội.

- Gặp vấn đề khi đi bộ và việc phối hợp cũng như cân bằng khác của cơ thể.

- Sự nhầm lẫn trong trí nhớ.

- Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.

Những triệu chứng này có xu hướng xuất hiện đột ngột và có thể rất nghiêm trọng. Ngoài ra, cũng có một số triệu chứng có sự khác nhau giữa nam và nữ.

4. Các yếu tố rủi ro

Cùng với bệnh tiểu đường, có những vấn đề sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như:

- Cao huyết áp

- Béo phì

- Lượng cholesterol trong máu cao

- Có tiền sử bệnh tim

- Đã xảy ra đột quỵ trước đó, bao gồm cả TIA.

- Bệnh hồng cầu hình liềm

- Rối loạn chảy máu

- Phiền muộn.

Theo Trung tâm kiểm soát và bảo vệ dịch bệnh Hoa Kì (CDC), đột quỵ phổ biến hơn ở một số nhóm người nhất định:

- Người lớn tuổi, trên 55 tuổi có khả năng đột quỵ tăng gấp đôi cứ sau 10 năm.

- Nam giới, mặc dù nữ giới cũng có nhiều khả năng chết vì đột quỵ.

- Người Mỹ gốc Phi, với nguy cơ đột quỵ lần đầu tiên cao gần gấp đôi so với người da trắng.

- Người gốc Tây Ban Nha, thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska.

- Người có tiền sử người thân trong gia đình bị đột quỵ.

Ngoài ra, các yếu tố trong lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của một người, bao gồm hút thuốc lá, sử dụng rượu hoặc ma túy bất hợp pháp và không tập thể dục thường xuyên.

5. Phòng ngừa

Một số người cần dùng thuốc để giảm nguy cơ đột quỵ. Một số người khác lại giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách kiểm soát bệnh tiểu đường của họ và duy trì lối sống lành mạnh cho tim là đủ để giảm nguy cơ này.

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu của họ bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống và thực hiện các hoạt động khác để ngăn chặn bệnh.

Các hướng dẫn hiện tại của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên tuân theo kế hoạch ăn kiêng cá nhân, thường được xây dựng và phát triển với sự giúp đỡ của bác sĩ dinh dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng, để quản lý lượng đường trong máu.

Một số cách để giảm nguy cơ đột quỵ bao gồm:

- Tập thể dục thường xuyên, tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần, có thể bao gồm cả đi bộ nhanh.

- Có chế độ ăn kiêng phù hợp bao gồm nhiều rau và ít cholesterol không lành mạnh.

- Từ bỏ hút thuốc.

- Biết điều độ khi uống rượu.

- Duy trì mức cholesterol tốt.

- Duy trì cân nặng mức đảm bảo.

- Điều trị bệnh huyết áp cao.

6. Phục hồi

Cách phục hồi đột quỵ là khác nhau ở mỗi người. Có một số người thực hiện hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ trong vài tuần. Đối với những người khác, có thể mất nhiều năm, và một số người không bao giờ hồi phục hoàn toàn.

Việc phục hồi phần lớn phụ thuộc vào cách bác sĩ điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu một người được điều trị đột quỵ kịp thời nhanh chóng, họ có nhiều khả năng phục hồi tốt hơn.

Dựa trên các loại đột quỵ, có nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung nó có thể bao gồm:

- Sử dụng thuốc đông máu

- Can thiệp nội mạch để loại bỏ tắc nghẽn

- Đặt stent mạch vành.

- Phẫu thuật can thiệp mạch máu.

Sau đột quỵ, thường có một số hiệu ứng kéo dài như:

- Yếu một bên hoặc tê liệt

- Khó nói

- Khó thể hiện cảm xúc

- Gặp vấn đề về cân bằng và phối hợp cơ thể

- Khó kiểm soát bàng quang hoặc ruột

- Khó ăn và nuốt

- Phiền muộn.

Một người đã bị đột quỵ có thể cần có sự can thiệp để phục hồi chức năng. Một số biện pháp để phục hồi chức năng:

- Vật lí trị liệu để giúp cân bằng, phối hợp các bộ phận của cơ thể.

- Trị liệu liên quan đến nghề nghiệp để thực hiện công việc hằng ngày dễ dàng hơn.

- Trị liệu ngôn ngữ để giúp một người học cách nói và hiểu lời nói.

7. Triển vọng

Một người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn một người không mắc bệnh. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm ở Hoa Kỳ và là nguyên nhân hàng đầu gây ra những khuyết tật.

Một số người phục hồi hoàn toàn sau đột quỵ, trong khi những người khác có các triệu chứng kéo dài. Điều trị nhanh làm giảm nguy cơ biến chứng lâu dài.

Mọi người có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa đột quỵ bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và quản lý các yếu tố có nguy cơ, bao gồm kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường, ăn một chế độ ăn uống đa dạng, bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên.

*Theo medicalnewstoday

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại