Đòn bẩy uy quyền của Nga ở Syria khiến Israel, Iran, Thổ đều chao đảo

Vũ Thu Hương |

Matxcơva dường như đã đề nghị thay mặt Syria môi giới một thỏa thuận giúp quốc gia Ả Rập này giải quyết một số vấn đề còn tồn tại với nước láng giềng Israel.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cùng người đồng cấp Nga Vladimir Putin của Nga và nhà lãnh đạo Iran Hassan Rouhani. AFP

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cùng người đồng cấp Nga Vladimir Putin của Nga và nhà lãnh đạo Iran Hassan Rouhani. AFP

Nga củng cố ảnh hưởng khu vực và toàn cầu

Theo The Nation, Matxcơva dường như đã đề nghị thay mặt Syria, đồng minh của họ trong khu vực môi giới một thỏa thuận có thể giúp quốc gia Ả Rập này giải quyết một số vấn đề còn tồn tại với nước láng giềng Israel.

Một trong số đó chính là sự hiện diện quân sự của Iran ở Syria. Iran vốn là lực lượng đã giúp bảo vệ chính quyền Assad ở Damascus trước nhiều thế lực nhưng Israel lại coi là mối đe dọa đối với an ninh của mình.

Moscow đang dùng chính thế khó trong việc bị chiến tranh tàn phá của Syria để củng cố ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới sau khi tiến trình Astana - quy tụ các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với mục đích rõ ràng là giải quyết xung đột Syria.

Mối quan hệ giữa Moscow và Ankara đang trở nên tồi tệ. Và giờ đây, thỏa thuận được đề xuất có thể sẽ chấm dứt việc cô lập Thổ Nhĩ Kỳ và giảm bớt sự hiện diện quân sự của Iran ở Syria, theo cách không chỉ trấn an một Israel đang bất an mà còn giúp duy trì sự nắm giữ của Nga trong khu vực đó.

Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ đòi hỏi Tổng thống Syria Bashar Al Assad phải nắm quyền.

 Đòn bẩy uy quyền của Nga ở Syria khiến Israel, Iran, Thổ đều chao đảo  - Ảnh 1.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cùng người đồng cấp Nga Vladimir Putin của Nga và nhà lãnh đạo Iran Hassan Rouhani. AFP


Những toan tính của Syria và lời giải của Moscow

Trong chuyến thăm tới Moscow vào tuần này, tân Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad đã chia sẻ với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov rằng ông Al Assad muốn đẩy nhanh quá trình ổn định Syria sau 9 năm xung đột.

Hiện tại, dường như chính quyền Syria và những người ủng hộ không thể đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về số phận của Idlib, khu vực phía tây bắc Syria do phiến quân được Ankara hậu thuẫn - và Moscow và Damascus dường như đang thừa nhận sự thật này. Điều này khiến quy trình Astana trở nên tồi tệ.

Chuyến thăm của ông Mekdad đã thể hiện một điều: Chính quyền ông Assad quyết tâm duy trì quyền lực, bất kể hoàn cảnh tồi tệ của Syria. Ông Al Assad vẫn tin rằng chính quyền của ông là nền tảng cho tương lai chính trị của Syria mặc những áp lực từ trong nước và quốc tế.

Người đứng đầu Syria cũng sẵn sàng gặp các nhóm đối lập của đất nước ở Geneva, nơi diễn ra các cuộc đàm phán, nhưng không mấy quan tâm đến thỏa thuận chia sẻ quyền lực với họ. Ông có thể sẽ chấp nhận một số thay đổi cơ cấu như thể có một quốc hội độc lập hơn nhưng dù gì ông vẫn nắm quyền.

Ông Al Assad cũng hy vọng rằng bằng cách thể hiện mong muốn nhượng bộ với các nhóm đối lập và Israel, Moscow có thể sẽ tác động đến thế giới Ả Rập nhằm giảm bớt xung đột với chính quyền Assad.

Có thể Moscow sẽ đề nghị rút bớt sự hiện diện quân sự của Iran ở Syria. Tuy nhiên, ông Mekdad đã khẳng định chắc chắn rằng hợp tác Syria-Iran sẽ tiếp tục bởi “Iran đã trở thành một đối tác thực sự và ổn định” - mặc dù không có lợi cho mối quan hệ Syria-Nga.

Nói cách khác, chính quyền Assad có ý định duy trì quan hệ tốt đẹp với Iran nhưng sẽ tham khảo ý kiến ​​của Nga về tất cả các vấn đề chính, bao gồm cả sự hiện diện của Tehran ở sân sau của họ.

Đó có thể không phải là một bất ngờ lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là Nga muốn Syria nói chuyện với Israel, kẻ thù truyền kiếp của Damascus, mà còn tin rằng chế độ Iran, bằng cách này hay cách khác, nên là một phần của thỏa thuận đó.

Moscow hoàn toàn hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của Tehran ở Syria và mối quan hệ hữu cơ giữa hai chính quyền.

Moscow có đòn bẩy đáng kể đối với Tehran - cho dù đó là liên quan đến các cuộc đàm phán thỏa thuận vũ khí hay số phận của thỏa thuận hạt nhân gây tranh cãi năm 2015 - và sẵn sàng sử dụng đòn bẩy đó.

Trong khi đó, số phận của Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung - hay còn gọi là JCPOA - mà Mỹ và các cường quốc toàn cầu khác, bao gồm cả Nga, đã ký với Iran 5 năm trước, đang ở thế cân bằng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi JCOPA vào năm 2018 nhưng người kế nhiệm sắp tới của ông, Joe Biden, dường như quyết tâm quay trở lại với JCOPA. Điều này có thể ảnh hưởng đến vai trò tiếp tục của Iran ở Syria.

Nếu không đạt được tiến triển trên mặt trận JCPOA, việc Nga hỗ trợ cho một thỏa thuận liên quan đến Syria, Israel và Iran sẽ là một bước phát triển đáng kể.

Động thái này hoàn toàn phù hợp với các thông điệp phát đi từ Moscow, thể hiện mong muốn của Nga về việc luôn giữ hòa khí và quyết tâm giữ một vai trò mang tính xây dựng trên thế giới, bao gồm cả ở Trung Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại