Đối thủ duy nhất tên lửa Spike của Israel chưa thể thắng

Trung Dũng |

Giới chuyên gia quân sự nhận định, duy nhất chỉ xe tăng Armata của Nga có khả năng chống chọi được tên lửa chống tăng Spike của Israel.

Ngày 18/6, hãng chế tạo Israel Rafael Advanced Defense Systems tuyên bố đã hoàn thành hợp đồng phát triển và chuyển giao tên lửa chống tăng Spike-SR nâng cấp cho một khách hàng nước ngoài giấu tên.

Spike-SR được coi là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa chống tăng có điều khiển Spike được thiết kế chuyên để tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động của đối phương.

Thế hệ tên lửa Spike mới được trang bị hai lại đầu đạn, gồm: Đầu đạn dạng tandem để tiêu diệt phương tiện bọc thép của đối phương và đầu nổ phá mảnh có điều khiển PBF để tiêu diệt mục tiêu trong các công sự kiên cố.

Đối thủ duy nhất tên lửa Spike của Israel chưa thể thắng - Ảnh 1.

Tổ hợp tên lửa Spike-SR.

Tầm bắn của Spike-SR trong khoảng 50-1.500m. Nó phù hợp với trang bị ở cấp trung đội và được thiết kế tối ưu cho tác chiến đô thị.

Điểm khác biệt của Spike-SR so với các phiên bản trước đó là việc nó được trang bị đầu dò quang điện/hồng ngoại giúp kháng nhiễu và tăng xác xuất đánh trúng mục tiêu.

Trong khi đó, các phiên bản MR / LR / ER đều sử dụng phương thức dẫn quang-truyền hình. Spike-SR sử dụng phương thức "bắn và quên" (ngay sau khi khai hỏa, xạ thủ có thể thoát ly và đạn tên lửa sẽ tự dẫn tới mục tiêu) với các thiết bị dẫn bắn thông minh cho phép tối ưu tầm bắn.

Spike- SR sẽ làm khó tăng Armata của Nga?

Dù đã tiến hành cải tiến một cách mạnh mẽ nhưng giới chuyên gia nhận định, đến thời điểm này, tên lửa Spike của Israel dường như vẫn chưa thể vượt qua được xe tăng Armata của Nga với hệ thống phòng vệ thụ động và chủ động, được tự động hóa ở mức độ cao.

Được đánh giá là đi trước bất kỳ chiếc xe tăng nào của phương Tây tới 20 năm, xe tăng Armata T-14 trang bị toàn những hệ thống siêu hiện đại, với một tháp pháo được điều khiển từ xa, và bộ giáp ngoài có khả năng chặn đạn pháo bay tới kíp lái bên trong.

Thiết kế xe tăng T-14 mới có tính mở cao. Khung thân xe lớn, nhiều bánh chịu lực hơn so với các dòng xe tăng T-80, T-90 cũ cho phép tích hợp pháo chính cỡ nòng lớn (T-14 hiện đang dùng pháo chính cỡ 125mm tương tự như trên xe tăng T-90).

Theo nhiều nguồn tin, trong tương lai, xe tăng T-14 có thể được trang bị pháo chính cỡ 152mm với khả năng bắn đạn chống tăng xuyên tới 1m giáp thép đồng nhất (RHA) với tầm bắn lớn hơn.

Với hỏa lực mới này, sẽ không có xe tăng phương Tây hiện đại nào là đối thủ của xe tăng Armata cho tới khi xe tăng thế hệ mới của Đức và Pháp xuất hiện (dự kiến vào năm 2025).

Vì thế tên lửa chống tăng Spike-SR của Israel vẫn chưa phải là đối thủ xứng tầm với T-14 vào thời điểm này.

Không chỉ thế, nhiều nhà quân sự còn khẳng định có thể dựa vào những tính năng và ưu thế vượt trội của T-14 để trang bị thêm các thiết bị nhằm khắc phục những tồn tại của tăng T-90 và T72 để đối chọi với các phiên bản khác nhau của Spike.

Chia sẻ với trang tin điện tử "Vestnik Mordovy", chuyên gia quân sự độc lập Alexei Khlopotov khẳng định hiện nay, để giải quyết vấn đề này, cần lắp đặt trên các xe tăng này tổ hợp phòng vệ chủ động.

Chính hệ thống "Afganit" trên xe tăng "Armata" có thể được lắp đặt trên cả các xe tăng thế hệ trước. Hệ thống này không gây bất cứ ảnh hưởng nào và chi phí cho nó cũng không quá cao.

Theo quan điểm của chuyên gia Khlopotov, phương án hợp lý và hiệu quả đó là nhanh chóng chế tạo và ứng dụng cái gọi là "các tổ hợp phòng vệ nhóm của các đơn vị xe tăng".

Ý tưởng này đã được đưa ra từ cách đây 10 năm và được đề cập trong khuôn khổ hội thảo "Bảo vệ và an ninh" do Học viện Khoa học Tên lửa - Pháo binh Nga tổ chức.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại