Thời tiết thay đổi đột ngột chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa, lúc này là thời điểm cho các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công vào hệ hô hấp, gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Với kiểu thời tiết như vậy, người lớn khỏe mạnh cũng dễ bị cảm sốt, nhức mỏi toàn thân. Đặc biệt, những ai có tiền sử mắc bệnh về hô hấp hoặc đối tượng là trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Thương hàn
Căn bệnh đầu tiên dễ mắc trong mùa mưa có thể kể đến là thương hàn. Đây là bệnh rất dễ lây lan qua thực phẩm và nước đã bị nhiễm độc. Người mắc thương hàn sẽ có những biểu hiện như sốt cao, đâu đầu, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Chính vì vậy, để tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong mùa mưa bão, chúng ta cần thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo chế biến kỹ và đậy thực phẩm an toàn.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh dễ mắc khi mùa mưa đến do nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sự mất cân bằng giữa các loại vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột khiến chúng ta dễ mắc tiêu chảy.
Đặc biệt, những người sống gần khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Bệnh tiêu chảy có thể khiến người mắc đau bụng, chuột rút, đi ngoài nhiều.
Ở mức độ nguy hiểm có thể gây tử vong. Bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến kiết lỵ. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây ra. Bệnh này lây lan theo đường ăn uống và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, để phòng bệnh, cần ăn chín uống sôi và tuyệt đối không nên đun lại đồ ăn cho bé bằng lò vi sóng. Lưu ý đảm bảo vệ sinh cá nhân và nên rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp chúng ta loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh.
Các bệnh về da
Có thể dễ nhận thấy rằng, mưa thường kéo theo bão và lụt lội khiến khu vực sinh hoạt bị ô nhiễm và bệnh dễ gặp về da trong mùa mưa chính là ghẻ, viêm nang lông, viêm kẽ, nước ăn chân... Các loại ký sinh trùng này xâm nhập vào da khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái như ngứa, mưng mủ hoặc bị viêm da.
Do đó, để phòng tránh, cách tốt hơn cả là cần vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, cẩn thận và tránh tiếp xúc với nước bẩn. Chúng ta cũng nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và đối với trẻ em – đối tượng có hệ miễn dịch yếu thì các bậc cha mẹ cần phải giữ vệ sinh cẩn thận cho con.
Sốt xuất huyết
Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành rất phổ biến ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Do vậy, người dân cần tăng cường công tác vệ sinh nơi ở, loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng. Đến khám khi có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, sốt rét để không lan thành dịch.
Bệnh hô hấp, viêm họng cấp
Bệnh hô hấp và viêm họng là bệnh thường gặp trong mùa mưa và đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em do vào mùa mưa, nồm, nền nhiệt ẩm thấp và thường có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nên nhiều trẻ bị viêm họng cấp.
Khi mắc bệnh hô hấp hoặc viêm họng cấp, trẻ có biểu hiện bị sốt cao kèm các triệu chứng khác như chảy nước mũi, ho khan, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…
Để giúp trẻ phòng tránh bệnh, người lớn nên bổ sung các đẩy đủ các loại vitamin cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, thực phẩm chứa đạm.
Nếu trẻ bị sốt thì nên cho trẻ dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như Hapacol theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ ở nơi kín gió, tránh môi trường có khói thuốc.
Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.
Địa chỉ: Công ty Cổ
phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều,TP.Cần Thơ
Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434