Điều gì xảy ra khi bạn ngủ trong phòng điều chỉnh nhiệt độ từ 19 đến 27 độ C?

TP |

Giấc ngủ góp phần quyết định sức khỏe của bạn và ngủ trong phòng có nhiệt độ lạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn một cách đáng ngạc nhiên.

Ngủ trong phòng có nhiệt độ lạnh có thể biến đổi mô mỡ nâu (loại mỡ tốt) một cách tinh vi và chuyển hóa năng lượng lớn hơn, ngay cả vào ban ngày.

Đây lại là loại mỡ nâu vô cùng quan trọng, không giống như mỡ trắng, vì nó có hoạt tính trao đổi chất.

Thêm vào đó, các thí nghiệm trên chuột cho thấy rằng nó rất cần thiết cho việc loại đường ra khỏi máu vì thế chúng có thể đốt cháy nhiều calo và duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể.

Và quá trình tương tự cũng xảy ra ở người.

Điều gì xảy ra khi bạn ngủ trong phòng điều chỉnh nhiệt độ từ 19 đến 27 độ C? - Ảnh 1.

Vị trí các mô mỡ nâu và mỡ trắng trên cơ thể.

Một nghiên cứu mới được công bố bởi Hiệp hội bệnh tiểu đường Hoa Kỳ hợp tác với Viện sức khỏe quốc gia Mỹ, đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc kiểm soát tình trạng khí hậu trong phòng ngủ thực hiện với 5 nam tình nguyện viên ngủ trong vài tháng.

Vào ban ngày, những thanh niên trên sống bình thường, nhưng vào ban đêm họ sẽ ngủ tại Viện sức khỏe quốc gia.

Tất cả các bữa ăn, bao gồm bữa trưa được cấp cho họ để đảm bảo duy trì đúng lượng calo nạp vào. Họ ngủ trong nhà tấm lợp.

Trong suốt tháng đầu tiên, nhiệt độ phòng là 24 độ C vì các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ trung hòa sẽ không kích thích cơ thể phản ứng.

Vào tháng tiếp theo, nhiệt độ hạ thấp xuống 19 độ C, vì các nhà khoa học cho rằng nó sẽ kích thích tăng lượng nhỏ mô mỡ nâu (mà không khiến cơ thể phát run - một phản ứng xuất hiện khi cơ thể gặp nhiệt độ thấp).

Vào tháng tiếp nữa, nhiệt độ lại tăng lên 24 độ C nhằm ngăn cản tất cả các ảnh hưởng của việc ngủ phòng lạnh, và cuối cùng, trong suốt tháng cuối, nhiệt độ lại tăng lên 27 độ C.

Trong suốt nghiên cứu, lượng đường huyết, mức insulin và lượng calo nạp vào hàng ngày đều được ghi chú lại, cũng như lượng mỡ nâu vào cuối mỗi tháng.

Nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ lạnh biến đổi cơ thể các tình nguyện viên một cách đáng ngạc nhiên.

Điều gây ngạc nhiên nhất chính là sau một vài tuần ngủ trong phòng có nhiệt độ 19 độ C, những thanh niên trên tăng gấp đôi lượng mỡ nâu.

Độ nhạy cảm với insulin – thứ ảnh hưởng bởi sự thay đổi lượng đường trong máu lại giảm. Những thay đổi này diễn ra từ từ, nhưng lại rất quan trọng.

Điều gì xảy ra khi bạn ngủ trong phòng điều chỉnh nhiệt độ từ 19 đến 27 độ C? - Ảnh 2.

Ngủ trong phòng có nhiệt độ thấp giúp tăng lượng mỡ nâu.

“Những nam thanh niên này đều khỏe mạnh, nhưng sự thật là họ ngủ trong phòng lạnh, giúp họ có thêm các thuận lợi về chuyển hóa khi so sánh với những người khác, và những thay đổi này có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường rất nhiều kèm các quá trình chuyển hóa khác theo thời gian.

Họ cũng đốt cháy nhiều calo trong khi ngủ ở phòng lạnh.

Và những cải thiện trao đổi chất sẽ biến mất sau vài tuần ngủ trong phòng 27 độ C.

Hơn thế, những người có ít chuyển biến về trao đổi chất hơn trước lần kiểm tra đầu tiên khi họ ngủ trong phòng này.

Theo giáo sư Celi tại học viện Commonwealth Virginia thì để kích thích quá trình trao đổi chất nhanh chóng, hãy giảm nhiệt độ phòng ngủ.

Hạ thấp nhiệt độ văn phòng giúp rút ngắn thời gian họp hành.

Rõ ràng việc hạ nhiệt độ môi trường xung quanh chúng ta giúp cải thiện nhiều cơ chế bình thường mà vẫn chưa được thảo luận hoặc đem ra nghiên cứu.

Ngủ trong phòng lạnh hoặc tắm bằng vòi sen với nước ấm khiến nhiệt độ bên trong cơ thể tăng liên tục, góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong các giai đoạn khi ta thư giãn như khi ngủ hay đi tắm.

(Nguồn: Stylishlife)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại