Điều gì khiến Ấn Độ mua liền lúc 400 'xe tăng bay' T-90S?

Thanh Huyền |

Quân đội Ấn Độ đã đưa ra quyết định mua thêm 400 xe tăng chiến đấu T-90S của Nga, người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugayev cho biết.

"Các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã đưa ra quyết định tăng cường mua xe tăng T-90S mà họ đang sản xuất theo thỏa thuận cấp phép", Shugayev tuyên bố.

"Chúng tôi đã ký một thỏa thuận bổ sung, gia hạn cấp phép trước đó để sản xuất thêm 400 xe tăng T-90S cho đến năm 2028", ông nói thêm.

Dây chuyền sản xuất xe tăng T-90S được đặt ở Ấn Độ theo thỏa thuận cấp phép của Nga. T-90S Bhishma là xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Ấn Độ. Hiện có hơn 1.025 xe tăng T-90S đang hoạt động trong Quân đội Ấn Độ.

Điều gì khiến Ấn Độ mua liền lúc 400 xe tăng bay T-90S? - Ảnh 1.

Phiên bản T-90S dành cho xuất khẩu. Hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 và ARENA đã được tháo bỏ, tuy nhiên khách hàng có thể trang bị nếu đặt hàng các hệ thống này. Ảnh: Wikipedia

T-90S là phiên bản xuất khẩu của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Nó có vũ khí mạnh mẽ, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, lớp giáp bảo vệ đáng tin cậy và khả năng cơ động cao.

T-90S được sản xuất nhằm chiến đấu với xe tăng, pháo tự hành và các mục tiêu bọc thép khác bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm trong các điều kiện khí hậu khác nhau.

Về tổng thể, tính năng của xe tăng này khá ổn định, khả năng tác chiến tổng hợp cũng mạnh mẽ.

Phiên bản xe tăng T-90S có kích thước 9,67m x 3,78m x 2,86 m (dài, rộng, cao) và trọng lượng 46,5 tấn. Động cơ V92 của T-90S có công suất 1.000 mã lực, cho phép xe tăng đạt tốc độ tối đa lên tới 60 km/h và được gọi là “xe tăng bay“, tầm hoạt động lên đến 550 km.

Điều gì khiến Ấn Độ mua liền lúc 400 xe tăng bay T-90S? - Ảnh 2.

T-90S có tốc độ tối đa lên tới 60km/h nên được gọi là “xe tăng bay“.

Hệ thống phòng thủ của xe tăng được tích hợp cảm biến chiếu xạ laser 360 độ, giúp xe tăng tự động kích hoạt các biện pháp phòng vệ khi bị đối phương ngắm bắn.

Vũ khí chính trên T-90S là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, bản nâng cấp của kiểu pháo chống tăng Sprut đã từng xuất hiện trên các mẫu T-72 và T-80. Loại pháo này có thể dễ dàng tháo ra khỏi xe tăng mà không cần phải gỡ toàn bộ tháp pháo kèm theo.

T-90S còn có vũ khí phụ là một khẩu súng máy đồng trục PKA 7.62mm vị trí đặt cạnh nòng pháo chính. Súng có tốc độ bắn 650-750 viên/phút, tầm bắn 2km.

T-90S có cả hệ thống phòng thủ thụ động và chủ động. Tuy nhiên mẫu T-90S sản xuất tại Ấn Độ không có các hệ thống phòng vệ chủ động như ARENA hoặc Shtora-1 do Ấn Độ không đặt mua.

Trong thập kỷ vừa qua, T-90S đã trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, dòng xe tăng này được một loạt các nước như Ấn Độ, Iraq, Azerbaijan, Turkmenistan, Algeria, Việt Nam và các nước khác đặt mua. Hiện Việt Nam cũng sử dụng xe tăng T-90S là chủ lực.

Điều gì khiến Ấn Độ mua liền lúc 400 xe tăng bay T-90S? - Ảnh 4.

Súng máy 12,7mm gắn trên nóc xe phiên bản T-90S có thể điều khiển từ bên trong xe. Ảnh: Wikipedia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại