1. Nước tắm quá lạnh hoặc quá nóng
Nhiệt độ lý tưởng cho nước tắm của trẻ là khoảng 37 độ C vì nó tương đương với nhiệt độ của cơ thể. Hãy chắc chắn rằng nước tắm cho trẻ sơ sinh không dưới 36 hoặc trên 40 độ vì nhiệt độ nước tắm là một vấn đề lớn với làn da nhạy cảm của trẻ. Cách tốt nhất, hãy cho bé tắm trong bồn tắm với nước ấm và nhiệt độ phòng thích hợp.
Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho trẻ (Ảnh minh họa).
Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước trước. Nếu như bạn không có nhiệt kế, thì có một cách đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia là bạn có thể nhúng khuỷu tay mình vào nước và khi thấy ấm ấm thì nhiệt độ đã vừa. Bên cạnh đó bạn cũng phải đảm bảo mực nước đến cổ em bé, vì nếu nước quá thấp và có nhiều bọt có thể gây khó chịu cho trẻ.
2. Tắm cho trẻ sơ sinh bằng vòi sen
Đối với trẻ sơ sinh, nước xịt ra từ vòi hoa sen cũng có thể làm sợ con bạn, đặc biệt là từ vòi hoa sen có áp lực nước mạnh. Đó là chưa kể việc tắm trực tiếp cho trẻ sơ sinh bằng vòi hoa sen rất khó kiểm tra nhiệt độ nước chuẩn xác trong suốt quá trình tắm. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn chỉ nên sử dụng vòi hoa sen để tắm cho con khi bé đã tròn 1 tuổi.
Chỉ nên sử dụng vòi hoa sen để tắm cho con khi bé đã tròn 1 tuổi (Ảnh minh họa).
3. Lắp đặt thảm trong nhà tắm
Thảm tắm có thể là nơi lưu giữ lại cặn bã xà phòng nếu chúng không được rửa sạch thường xuyên. Các vi khuẩn gây bệnh sẽ sinh sản bên trong các cặn bã bị mắc kẹt, và các vi khuẩn này có thể gây ra nhiều bệnh cho trẻ như:
- Nhiễm trùng da, mắt và tai.
- Viêm da
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Lở miệng.
Để tránh những điều này, các bậc cha mẹ nên loại bỏ các tấm thảm trong nhà tắm hoặc đảm bảo phải vệ sinh sạch sẽ chúng mỗi tuần.
4. Không quan tâm chất lượng nguồn nước
Ở các quốc gia hay các khu vực khác nhau thì chất lượng nước máy có điểm khác biệt. Ví dụ như một số khu vực nước máy có hàm lượng khoáng chất trong nước cao và chúng có thể làm khô da của trẻ.
Để bảo vệ làn da cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể thêm một vài giọt xà phòng tắm cho em bé vào nước tắm để làm dịu và thoa cho bé một ít kem dưỡng ẩm sau khi tắm để tránh da bị khô.
Các mẹ có thể thêm vào nước tắm vài giọt xà phòng tắm để làm dịu, tránh khô da của trẻ (Ảnh minh họa).
5. Giữ em bé không đúng cách
Việc giữ em bé trong khi tắm rất quan trọng vì một vài sơ suất xảy ra có thể khiến em bé tử vong. Bạn có thể giữ bé khi tắm theo các bước đơn giản sau:
- Đặt một tay lên vai của bé và nắm lấy tay còn lại
- Đặt lưng và cổ của em bé trên cánh tay của bạn.
- Hạ phần dưới cơ thể của trẻ vào bên trong bồn tắm.
- Lau mặt cho trẻ bằng khăn sạch để đảm bảo xà phòng và nước không dính vào mắt trẻ.
Bên cạnh đó hãy cũng đảm bảo rằng nước và bọt bên trong bồn tắm không bao giờ ngập qua đầu trẻ để đảm bảo an toàn.
Đảm bảo rằng nước và bọt bên trong bồn tắm không bao giờ ngập qua đầu trẻ để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa).
6. Thiếu chú ý đến các nếp nhăn trên da
Các chuyên gia về chăm sóc trẻ em chia sẻ rằng, từ trước đến nay có rất nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm trùng do bụi bẩn mắc kẹt lại trong các nếp nhăn, nếp gấp trên da của trẻ. Các bậc cha mẹ nên chú ý kĩ đến các vị trí như cổ, nách, háng, các ngón tay, ngón chân,... để làm sạch xà phòng, các loại bụi bẩn và đảm bảo rằng trẻ được lau khô kỹ sau khi tắm.
Các bậc phụ huynh nên chú ý vệ sinh kỹ ở những nếp nhăn trên da trẻ (Ảnh minh họa).
7. Vệ sinh cuống rốn
Cuống rốn ở trẻ sơ sinh có thể tồn tại đến 21 ngày trước khi rụng. Trong khoảng thời gian này, nếu như không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến việc tích tụ bụi bẩn và nhiễm trùng.
Vì thế, điều quan trọng là các bậc cha mẹ phải vệ sinh sạch sẽ xung quanh cuống rốn ít nhất 3 lần mỗi ngày và đảm bảo nó luôn khô ráo. Cách đơn giản để vệ sinh cuống rốn cho trẻ mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng:
- Rửa sạch cuống rốn và các khu vực xung quanh bằng nước ấm.
- Xịt một ít nước lên cuống rốn.
- Sử dụng tăm bông y tế để vệ sinh sạch sẽ.
Cuống rốn ở trẻ sinh nên được vệ sinh sạch 3 lần mỗi ngày (Ảnh minh họa).
8. Tắm quá lâu
Các chuyên gia khuyên rằng thời gian tắm cho trẻ sơ sinh không nên quá 2 phút. Nhưng nếu như con của bạn thích thú thì có thể kéo dài đến khoảng thời gian tối đa là 5 phút. Việc ngâm quá lâu trong nước có thể khiến móng tay và móng chân của trẻ trở nên giòn hơn. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, bạn có thể cho bé tắm tối đa khoảng 30 phút.
9. Phớt lờ sự khó chịu của trẻ
Hãy dành một ít thời gian để kiểm tra nguyên nhân gây ra sự khó chịu và quấy khóc của trẻ khi tắm (Ảnh minh họa).
Tắm là khoảng thời gian để trẻ được thư giãn, tuy nhiên khi bạn bắt đầu tắm thì trẻ khóc và giãy giụa thì có thể nguyên nhân là bạn đã giữ trẻ không đúng cách hoặc nhiệt độ nước chưa phù hợp.
Thay vì phớt lờ đi sự khó chịu của trẻ và hi vọng rằng trẻ sẽ quen dần thì bạn nên dừng lại và kiểm tra nguyên nhân. Nếu như bạn thấy mọi thứ đều ổn và không tìm ra lý do nào gây ra sự khó chịu cho trẻ thì bạn có thể tìm đến các chuyên gia để được giúp đỡ.
Nguồn: SmartParent