Điểm danh những dấu hiệu gây 80% nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn

PV |

Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong vì nhồi máu cơ tim và đột quỵ não - 2 trong nhiều biến chứng nguy hiểm gây ra bởi cục máu đông. Ở đó, cao huyết áp là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, 80% trường hợp đột quỵ não gây nên bởi cục máu đông.

Điểm danh những dấu hiệu gây 80% nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn - Ảnh 1.

Không may mắn là các dấu hiệu xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do cục máu đông xuất hiện thường nhầm lẫn với các triệu chứng của trúng gió, cảm mạo.Đó là lí do tại sao cục máu đông thường không được chẩn đoán sớm và trở nên nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Đột quỵ là bệnh lý gây tử vong đứng hàng thứ ba sau tim mạch và ung thư nhưng đứng đầu trong những nguyên nhân gây tàn phế.

Đột quỵ xảy đến nhanh và bất chợt, để lại hậu quả thương tâm như tử vong hoặc di chứng nặng nề, khiến cho mọi sự can thiệp đều trở nên muộn màng.

Không may mắn là cảm giác đau đớn do một cục máu đông gây ra dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của trúng gió, cảm mạo.

Đó là lí do tại sao cục máu đông thường không được chẩn đoán sớm và trở nên nguy hiểm.

Những dấu hiệu của huyết khối (cục máu đông) không thể lơ là

1. Xây xẩm, chóng mặt: Có đến 87% trường hợp thiếu máu não bị chóng mặt hoặc có cảm giác loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng, thường kèm theo buồn nôn, nôn, sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi lạnh.

Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại, nhất là khi thay đổi tư thế. Có trường hợp khi xoay đầu đến vị trí nào thì tình trạng chóng mặt sẽ nặng thêm và triệu chứng sẽ giảm khi xoay ngược lại... Các cơn chóng mặt kiểu này có thể chỉ ngắn vài phút, có khi kéo dài đến vài ngày.

Xây xẩm chóng mặt có thể là triệu chứng ban đầu của một cơn đột quỵ, nếug đi kèm theo những thay đổi ở một bên cơ thể, thị lực giảm, đau đầu dữ dội hoặc khó phát ngôn thì không thể xem thường, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

2. Tê yếu chân tay: Chân tay bị sưng tấy, có dấu hiệu tê liệt là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của cục máu đông.

Nhiều người bệnh bị huyết khối sẽ cảm thấy bị tê cứng chân tay rất sớm ở mức độ khác nhau, nhưng thường nhầm tưởng rằng do bản thân ngồi quá lâu trong một tư thế hoặc nằm ngủ bị đè lên các vùng mạch máu tay và chân.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi bạn bị tê bì tay chân có thể có nghĩa là bạn đã mắc chứng huyết khối, những cục máu đông đã làm tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho dây thần kinh, từ đó dẫn đến chức năng thần kinh suy yếu, gây ra hiện tượng tê bì tay chân..

Nếu nhận thấy, phần da sưng lên so với các vùng xung quanh thì có thể là huyết khối tĩnh mạch sâu.

3. Đau thắt ngực: Những người nằm trên giường trong một khoảng thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ làm máu rơi vào trạng thái kết dính, đông đặc, từ đó dễ dàng hình thành cục huyết khối, có thể rơi ra bất cứ lúc nào và sau đó theo dòng máu chảy vào trong phổi.

Đau thắt ngực và đau vùng ngực chính là dấu hiệu gợi ý rằng có thể có các cục huyết khối bị mắc kẹt trong phổi và cần phải được xử lý càng sớm càng tốt, nếu không kịp thời giải quyết có thể có nguy cơ tử vong.

4. Chảy nước dãi khi ngủ: Bệnh huyết khối có thể gây ra hiện tượng một số cơ bắp trong cổ họng trở nên vô hiệu hóa, chúng không hoạt động.

Trong thời gian ngủ, cơ thể mất kiểm soát các hoạt động của cơ và vì thế nước bọt tự nhiên chảy ra (thay vì nuốt vào). Nếu người cao tuổi thường mệt mỏi khi ngủ và bị rớt dãi hoặc rớt dãi theo một hướng nhất định, thì nên cảnh giác.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc huyết khối (cục máu đông)

Bất cứ ai đều có thể bị cục máu đông (cục máu đông ở bất kì vị trí nào trong cơ thể và vào bất kể thời điểm nào). Tuy nhiên, một số người có thể đặc biệt có nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn nếu thuộc nhóm những đối tượng dưới đây:

- Người có bệnh lý cao huyết áp: khi huyết áp tăng áp lực thường xuyên của dòng máu khiến thành mạch bị dãn dần và xuất hiện tổn thương, dần tăng ở các mạch máu nhỏ như mạch vành, mạch não làm hệ thống tiểu cầu và sợi fibrin sẽ đến vá lại các tổn thương mạch máu gây nên các cục máu đông.

- Người có tiền sử đái tháo đường: so với người bình thường, những động mạch ở người bị bệnh tiểu đường thường bị cứng hoặc bị tắc do mảng bám - gồm cholesterol và các chất béo khác - tích tụ bên trong thành mạch máu làm thu hẹp mạch máu tăng nguy cơ bị đột quỵ lên từ 2 - 4 lần so với các tình huống khác.

Khi mảng bám bị vỡ dễ dẫn đến việc hình thành cục máu đông, cản trở việc cung cấp máu đến các cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể máu cho tim, não và chân...

- Người có chỉ số sức khỏe giảm: Nồng độ cholesterol cao, người thừa cân / béo phì, ung thư, có viêm nhiễm...

- Người có thói quen sinh hoạt xấu: hay hút thuốc lá, ít vận động hoặc bị hạn chế vận động do chấn thương…

- Người có bệnh sử gia đình về đau tim hoặc đột quỵ; bất thường bộ gen, di truyền… một số rối loạn di truyền sẽ làm cho máu dày hơn, từ đó hình thành các cục máu đông.

Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể khiến mạch máu trong não căng lên và vỡ ra, gây đột quỵ xuất huyết não.

Khi đái tháo đường đi kèm tăng huyết áp, người bệnh có nguy cơ đối mặt với biến chứng nhanh gấp đôi so với người chỉ bị tăng huyết áp hoặc bị đái tháo đường.

Theo các chuyên gia y tế, hai yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới đột quỵ là bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Thế nhưng, tăng huyết áp là loại bệnh rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường và sự kết hợp này nhân đôi nguy cơ tới gần “vực thẳm” đột quỵ.

"Điều quan trọng là nhận ra các triệu chứng và kiểm soát cục máu đông để tránh bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua", và việc điều trị kịp thời là chìa khóa của đột quỵ.

Kiểm soát cục máu đông trong cơ thể bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Dưới đây là những việc đơn giản nhất mà bất kì ai cũng có thể làm được để ngăn ngừa cục máu đông tồn tại trong cơ thể:

- Vận động nhiều: chú ý duy trì vận động bằng cách thực hiện các bài tập và tránh thời gian không hoạt động kéo dài, máu lưu thông tốt hơn và giảm thiểu hình thành cục máu đông. Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày bằng cách đi dạo hoặc chạy bộ...

- Có chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất: để giúp duy trì cân nặng phù hợp, giảm cholesterol và huyết áp, cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm toàn thân.

Tập trung vào việc ăn các loại thực phẩm chữa bệnh như rau lá xanh đậm, trái cây và rau quả đầy màu sắc, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm omega-3...

- Bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu: Thuốc lá và cả thuốc lá điện tử, rượu bia đều làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Muốn có được sức khỏe tốt nên tránh những yếu tố này càng sớm càng tốt.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có tác dụng giúp ổn định huyết áp, đồng thời có thể làm tan cục máu đông hiệu quả, có nguồn gốc tự nhiên để giảm thiểu các tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể và hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ dẫn tới tai biến mạch máu não.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại