Di chuyển trên bầu trời bằng taxi bay: Điều viển vông hay giấc mơ sắp thành hiện thực?

Đ.L |

Khoa học luôn khám phá và nghiên cứu ra những điều mới hàng ngày: Đến nay 1kg đã không còn là 1kg như trước, NASA cũng đã 8 lần thành công đáp tàu bay xuống sao Hỏa. Nhưng vì sao chúng ta vẫn chưa thể di chuyển nhanh gọn từ nơi này đến nơi khác bằng dịch vụ taxi bay?

Lí do cho những chiếc taxi bay

Taxi bay ("air taxi") là dịch vụ bao gồm những chiếc máy bay cỡ nhỏ sẵn sàng đón và trả khách. Chúng di chuyển trên không trung, hoàn toàn không vướng bận bởi đèn giao thông hay trạm thu phí.

Theo The Conversation, nhiều người cho rằng taxi bay sẽ khả thi trong vòng vài năm tới, và một vài công ty cũng đang nghiên cứu phát triển theo hướng này.

Di chuyển trên bầu trời bằng taxi bay: Điều viển vông hay giấc mơ sắp thành hiện thực? - Ảnh 1.

Lí do rất đơn giản: Chúng ta luôn muốn tìm cách di chuyển tốt hơn. Ước tính đến năm 2050, khoảng 68% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố lớn (so với tỉ lệ 55% ngày nay). Điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông là không thể tránh khỏi trên toàn cầu. Tại London - hiện đang là thành phố tắc xe nhất châu Âu, một người lái xe trung bình mỗi năm sẽ dành ra 72 giờ để "chôn chân" giữa hàng dài kẹt xe.

Những nhu cầu đó khiến các công ty lớn về vận chuyển muốn đẩy nhanh nghiên cứu công nghệ, sớm tung ra dịch vụ taxi bay. Uber đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Boeing cũng đã mua lại công ty công nghệ Aurora Flight Sciences để đẩy nhanh tiến độ gia nhập thị trường. Airbus có ba dự án khác nhau đang tiến hành.

Tính đến nay, đã có hơn 120 mẫu xe điện bay (Electric Vertical Take Off and Landing - EVTOL) được thử nghiệm trên toàn cầu. Chúng dao động từ máy bay không người lái đến máy đa rotor điện, có hoặc không có cánh.

Sự tiến bộ của khoa học biến những chiếc taxi bay không còn là giấc mơ viển vông

Có nhiều tiến bộ đáng kể như các nhà nghiên cứu đã tạo ra pin có mật độ năng lượng rất cao, giúp cải thiện hiệu suất động cơ điện. Sự hiện diện của vật liệu nhẹ và mạnh mẽ mới (chẳng hạn như sợi carbon) có nghĩa là công suất cao hơn so với tỷ lệ trọng lượng. Và công nghệ in 3D giúp in được các bộ phận phức tạp bằng nhựa và kim loại.

Công nghệ không người lái và những bài học từ việc thử nghiệm các phương tiện tự động suốt nhiều năm nay – ví dụ như Lidar (viết tắt của "light detection and ranging" – sự phát hiện ánh sáng khác nhau) có thể được áp dụng. Và Internet giúp kết nối mọi thứ, tạo nền tảng cho dịch vụ taxi bay có thể diễn ra.

Nhưng còn 1 khoảng cách rất xa để taxi bay thành hiện thực

Di chuyển trên bầu trời bằng taxi bay: Điều viển vông hay giấc mơ sắp thành hiện thực? - Ảnh 2.

Vấn đề đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy: Làm sao có thể kiểm soát được các phương tiện di chuyển đông đúc trên bầu trời? Sự đơn giản trong kiểu dáng thiết kế có thể là chìa khóa cho vấn đề này. Nhưng bản thân việc phát triển các mẫu thiết kế tối ưu kèm theo công nghệ pin hoàn hảo, đủ cung cấp cho nhiều chuyến bay ngắn hàng ngày đã là những bài toán khó.

Ngoài ra, các hãng taxi bay sẽ phải tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí khổng lồ để đảm bảo độ an toàn của các phương tiện, cũng như tìm cách chiếm được lòng tin của khách hàng.

Một loạt những rào cản khác có thể hình dung như: tiếng ồn và khí thải trong khu vực đô thị phải được giảm thiểu; các phương tiện cần đảm bảo có thể hoạt động ngay trong điều kiện thời tiết bất lợi. Giá cả của những chiếc taxi bay không thể quá đắt đỏ, mà điều này chỉ có thể đạt được thông qua sản xuất quy mô lớn.

Các vị trí phi công hiện nay cũng đang thiếu hụt ở nhiều nơi, vì vậy vấn đề đặt ra là ai sẽ là người điều khiển những cỗ máy này. Khi vừa tung ra dịch vụ mới, dĩ nhiên là cần có người lái trước khi chuyển sang tự động hóa hoàn toàn trong tương lai (xa).

Mặc dù vậy, các chuyến bay không người lái và mẫu thử taxi bay đã được nghiên cứu, và có khả năng chỉ từ 2 - 5 năm tới chúng ta sẽ thấy được những thử nghiệm đầu tiên. 

Mẫu thiết kế taxi bay đầu tiên của Uber

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại