Deník N (CH Séc): 24 năm không bom nguyên tử, Ukraine kháng cự Nga được bao nhiêu lâu?

Bảo Lam |

Tại Ukraine người ta bàn tán một cách công khai về cuộc chiến tranh với Nga. Theo lời của họ, nó chưa bao giờ cận kề như thế.

Tờ Denik N (CH Séc) vẽ ra những kịch bản của cuộc chiến tranh mang hơi hướng kích động chiến tranh, đẩy cảm xúc lên cao trào trước cuộc bầu cử. Thực tế Kiev không có bất cứ cơ hội chiến thắng nào trong cuộc chiến này. Vấn đề chỉ là Ukraine có thể trụ được bao nhiêu lâu.

Đây là quân đội mạnh nhất châu Âu trong số những lực lượng vũ trang không ra nhập NATO. Ngoại trừ quân đội Nga. Các lực lượng vũ trang Ukraine hiện giờ đang tự đứng bằng đôi chân mình. 24 năm trước đây từng là một trong những lực lượng hạt nhân mạnh nhất trên thế giới.

Nhưng biên bản ghi nhớ Budapest ngày 5/12/1994 đã chấm dứt kỷ nguyên hạt nhân của Kiev. Trải qua gần ¼ thế kỷ, Ukraine đã hứng chịu sự "chèn ép" của quốc gia từng gìn giữ an ninh cho mình.

Người Ukraine nói một cách công khai về cuộc chiến tranh mà theo họ chưa bao giờ cận kề đến vậy như hiện nay. Họ nói về cuộc xung đột mà 2 quân đội sẽ phải đối đầu nhau: Một bên với 766 nghìn người, bên còn lại - vẻn vẹn 160 nghìn người.

Trong trường hợp tổng động viên, Nga có thể giao vũ khí vào tay của gần 1,35 triệu lính dự bị. Ukraine có thể động viên gần 850 nghìn người. Tất cả đều chỉ là những con số gần chính xác, được Global Firepower công bố.

Không quốc gia nào thông báo chính xác. Tuy nhiên, Nga vượt trội hơn so với Ukraine không chỉ về số lượng quân nhân, mà cả về các khả năng kỹ thuật và công nghệ. Mặc dù trong một vài trường hợp thậm chí ưu thế đáng kể về mặt kỹ thuật cũng có thể trở nên vô nghĩa.

Không lâu trước khi Crimea ra nhập Nga, vào mùa xuân năm 2014, và bắt đầu các trận giao tranh tại Donbass, hiện trạng quân đội Ukraine khi đó khá tồi tệ. Hiện giờ họ lọt vào tốp 10 lực lượng vũ trang thiện chiến nhất châu Âu.

Trong bảng xếp hạng của Global Firepower, quân đội Ukraine đứng ở vị trí thứ 8 khi vượt qua CH Séc. Và như vậy, trong cuộc đối đầu trực tiếp với Nga, mà không có sự giúp đỡ của các nước khác, thì người Ukraine khó có thể hi vọng giành được thắng lợi.

Ít ra, trên biển và trên không họ chắc chắn không có cơ hội. Thực ra, trên bộ, một sự bất ngờ có thể sẽ chờ đợi người Nga, nhưng kéo dài không lâu.

Deník N (CH Séc): 24 năm không bom nguyên tử, Ukraine kháng cự Nga được bao nhiêu lâu? - Ảnh 1.

TT Ukraine Petr Poroshenko. Ảnh: Cơ quan báo chí Tổng thống Ukraine

Sự hoảng loạn, di cư hay sự phản kháng đầy quả cảm?

Tình trạng sẵn sàng chiến đấu được áp dụng ở Ukraine để đáp trả cuộc tấn công của người Nga nhằm vào các tàu của Ukraine chỉ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn.

Sau ngày 25/11/2018, cả hai bên biên giới Nga-Ukraine tập trung rất nhiều các đơn vị, khí tài quân sự, xe tăng và vũ khí hạng nặng các loại. Thần kinh của binh lính và chỉ huy căng như dây đàn, và nỗi hoảng sợ cũng gia tăng trong nhân dân sống tại các tỉnh mà vũ khí hai bên đang hướng vào.

Đó là tình hình ngay sát biết giới Nga-Ukraine. Có lý để cho rằng một cuộc chiến quy mô toàn diện sẽ bắt đầu? Và trong trường hợp Nga tấn công ồ ạt thì người Ukriane có thể trụ được trong bao lâu?

Theo ý kiến của chuyên gia nghiên cứu chính trị và an ninh, ông Tomash Shmid, Ukraine có thể chống đỡ được Nga nhưng chỉ trong một thời gian nhất định.

"Trong trong trường hợp nếu như binh lính không hoảng loạn. Nếu Nga sử dụng toàn bộ kho vũ khí của mình thì họ có thể chống đỡ được tối đa vài tuần. Nhưng nhiều khả năng, người Ukraine sẽ thua trận sớm hơn…".

Nhưng điều gì châu Âu quan tâm hơn sự phản kháng tuyệt vọng về mặt lý thuyết của những người Ukraine trước sức mạnh vượt trội của đối phương đó là cuộc di cư ồ ạt sang phía tây.

Hiện nay, nhiều thanh niên Ukraine muốn chạy sang Praha và không muốn nhập ngũ. Trong trường hợp một cuộc chiến tranh lớn nổ ra như các chuyên gia dự đoán, sẽ có hàng triệu người tị nạn Ukraine bỏ sang phương tây.

Deník N (CH Séc): 24 năm không bom nguyên tử, Ukraine kháng cự Nga được bao nhiêu lâu? - Ảnh 2.

Binh sĩ quân đội Ukraine. Ảnh minh họa.

Mà như giới tướng lĩnh và một phần các chính khách Ukraine nhấn mạnh, Ukraine cho đến nay nếu vẫn là một cường quốc hạt nhân thì chẳng có kẻ nào dám "nhìn đểu". Nếu không phải là một biên bản ghi nhớ mà vừa mới tròn 24 năm.

"Điều quan trọng đó là ngăn cuộc xung đột tương tự xảy ra. Nhưng điều đó không hề đơn giản bởi vì sự kiện xảy ra trên biển Azov hôm 25/10 nói lên rằng Nga sẵn sàng sử dụng vũ lực mà không cần phải nhìn trước ngó sau», nhà phân tích quân sự Ukraine, ông Mikhail Samus tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn Denik N.

Ông cho rằng phản ứng một cách miễn cưỡng của cộng đồng quốc tế và sự không tuân thủ các trách nhiệm trong Biên bản ghi nhớ Budapest 24 năm trước thúc đẩy Moscow áp dụng những hành động tích cực hơn đối với Ukraine.

"Khi khoanh tay đứng nhìn, các đối tác của chúng ta làm cho cơ hội xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô toàn diện gia tăng mà có thể khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Thậm chí bất chấp cuộc tấn công nhằm vào các tàu chiến của chúng ta làm cho mối đe dọa một cuộc xâm lược quy mô của Nga trở nên thực tế hơn.

Tôi, trong giấc mơ kinh hoàng của mình cũng không thể tưởng tượng được thành phố Kharkov bị phá hủy, nơi hiện nay đang có 1,5 triệu người sinh sống, trong trường hợp chiến tranh nổ ra thì xác chết sẽ chất thành núi trên đường phố.

Bởi vậy, ở vào vị trí của người châu Âu, tôi thậm chí không tính đến phương án một cuộc chiến lớn tại Ukraine…".

Nhưng nếu bất chấp mọi hy vọng vào "sự sáng suốt của người Nga, Nga vẫn triển khai một cuộc tấn công quy mô toàn diện nhằm vào Ukraine, thì theo ý kiến của ông Samus, điều quan trọng phải phản ứng quyết đoán trước "kẻ xâm lược". Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu khả năng của quân đội Ukraine.

Ban đầu, nhiều khả năng, Nga sẽ tấn công từ trên không, và khi đó Ukraine sẽ tung các phương tiện phòng không vào xung trận. Tiếp đến, có lẽ, sẽ sử dụng các loại vũ khí khác.

Nếu cuộc chạm trán xảy ra trên biển, thì có nghĩa là sẽ bắt đầu các trận hải chiến thì Ukraine về bản chất không có gì để nghênh chiến: Hạm đội hải quân đã nằm lại bán đảo Crimea. Hiện nay Ukraine không có một chiến hạm cỡ lớn nào và không có gì để chống lại 60 tàu ngầm của Nga.

Deník N (CH Séc): 24 năm không bom nguyên tử, Ukraine kháng cự Nga được bao nhiêu lâu? - Ảnh 4.

Tàu hải quân Ukraine.

Hồi tưởng về bom nguyên tử

Không chỉ trên biển, mà cả trên không người Ukraine cũng không đủ khí tài. Quân đội Ukraine có thể chứng tỏ mình tốt nhất trên bộ. Hiện trạng vào thời điểm này tốt hơn năm 2013 dưới thời tổng thống Victor Yanukovich, nhưng chắc cũng sẽ bị đánh cho bầm dập.

Yankovich coi thường quân đội, và ông ta có lý do. Trước tiên, ông ấy sợ kẻ thù bên ngoài, và, trong cuộc cách mạng Euromaidan đã cho thấy Yanukovich đã đúng. Bởi vậy, ông chủ yếu tăng cường sức mạnh cho cảnh sát và các lực lượng đặc nhiệm "Berkut". Nên không còn tiền cho quân đội.

Nhưng trước thời Yanukovich, binh lính và kho vũ khí của quân đội Ukraine cũng không được quan tâm. Lấy ví dụ, vào năm 1999, Kiev đã thanh toán cho Moscow khoản nợ tiền khí đốt bằng 8 máy bay Tu-160. Thêm 9 chiếc nữa đã phải đưa vào viện bảo tàng vì thiếu tiền sửa và mua phụ tùng. Chỉ 1% GDP được chi cho quân đội.

Hiện giờ tình hình hoàn toàn trái ngược. Kiev mạnh tay chi 5% GDP cho việc nâng cấp các lực lượng vũ trang và có thể làm hình mẫu cho nhiều quốc gia NATO học hỏi.

"Từ năm 2014, người Ukraine đã tăng ngân sách quân sự gấp 5 lần. Ngoài ra, hiện nay quân đội của họ ước vào khoảng 100 nghìn người, nhiều hơn trước khi Crimea ra nhập Nga và cuộc xung đột tại Donbass.

Trong khi đó, số lượng binh lính thiện chiến thực sự trong các lực lượng vũ trang Ukraine chỉ khoảng 5-7 nghìn người", ông Shmid chia sẻ với trang Denik N.

Trước năm 1991, Ukraine từng là cường quốc hạt nhân. Sau khi Liên Xô tan ra, quốc gia này đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Nga). Ukraine có 5 sư đoàn thuộc binh chủng tên lửa.

Trên lãnh thổ Ukraine vẫn còn các giếng phóng chứa các tên lửa UR-100N và RT-23 UTTKh. Ngoài ra, người Ukraine còn giữ lại các tổ hợp tên lửa di động "Pioner".

Tổng cộng các lực lượng vũ trang Ukraine sở hữu 176 tên lửa đạn đạo, 2.600 vũ khí hạt nhân chiến thuật, các tổ hợp tên lửa chiến thuật R-300, các tổ hợp tên lửa "Tochka", 44 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS. Vào năm 1991, quân đội Ukraine là một trong những quân đội mạnh nhất trên thế giới.

Deník N (CH Séc): 24 năm không bom nguyên tử, Ukraine kháng cự Nga được bao nhiêu lâu? - Ảnh 5.

Tiêm kích Su-27 của Không quân Ukraine.

Nhưng cả tiền, sự cương quyết, tinh thần yêu nước cũng khó có thể giúp được Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Nói chung các ý kiến về việc ai sẽ giành thắng lợi nếu nổ ra chiến tranh Nga-Ukraine đều giống nhau: Công chúng, các chuyên gia và chính khách đều không cho Ukraine bất cứ cơ hội nào. Những ý kiến này chỉ khác nhau trong các dự đoán về việc quân đội Ukraine sẽ chống cự được Nga trong vòng bao nhiêu lâu.

Bởi thế tại Ukraine người ta ngày càng hồi tưởng nhiều hơn về thời kỳ sở hữu vũ khí hạt nhân. "Nếu bây giờ chúng tôi còn bom nguyên tử thì người Nga đã không dám động vào Crimea và Donbass", cứ hai người Ukraine lại có một người nói vậy.

Nhưng Ukraine không còn vũ khí hạt nhân nữa, và lối thoát duy nhất, theo các chính khách và chuyên gia, đó là ngăn chặn một cuộc chiến tranh nổ ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại