Đế chế Nike: Máu kinh doanh của gia đình nhà sáng lập và câu chuyện "cha nào con ấy"

Linh Anh |

Gây dựng sự nghiệp từ năm 1964, nhà đồng sáng lập Nike từng chuẩn bị tinh thần bởi con trai ông, một nhà sản xuất phim hoạt hình được đề cử giải Oscar, không mặn mà với việc kinh doanh của Nike. Tuy nhiên, ADN nhà Knight đã làm thay đổi mọi việc.

Đế chế Nike: Máu kinh doanh của gia đình nhà sáng lập và câu chuyện cha nào con ấy - Ảnh 1.

Nike hiện nay là một trong những thương hiệu sản xuất đồ thể thao hàng đầu thế giới. Ra đời năm 1964, nhà đồng sáng lập Phil Knight đã phải nghe những lời mỉa mai rằng ông không bao giờ thành công được với nó. Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vài năm trước, câu chuyện này được Phil Knight kể lại khi đã trở thành tỷ phú, nắm trong tay nhiều tỷ USD.

"Nhiều người nói thẳng với tôi rằng họ nghĩ tôi sẽ không thành công được. Tôi luôn biết mình có thể thất bại nhưng chính cái nhìn lạc quan đã giúp chúng tôi kiên trì vượt qua khó khăn. Xây dựng Nike là niềm vui lớn nhất mà tôi từng có. Đội ngũ của tôi cũng tin tôi sẽ thành công", Knight, người đang cùng gia đình sở hữu 43,7 tỷ USD theo thống kê của Forbes, chia sẻ.

Ra đời năm 1963, Nike ban đầu có tên Blue Ribbon Sports với khoản đầu tư 500 USD từ Bill Bowerman - huấn luyện viên thể thao cũ của Phil Knight. 

Những đôi giày đầu tiên mà Blue Ribbon Sports bán được cất trong cốp xe của Knight chứ không phải trong các cửa hàng hoành tráng như ngày nay người ta vẫn thấy. Công ty chính thức ra đời sau khi em gái Knight tới tòa thị chính xin lấy phép mà không có kế toán hay luật sư.

Đế chế Nike: Máu kinh doanh của gia đình nhà sáng lập và câu chuyện cha nào con ấy - Ảnh 2.

Thời điểm đó, các công ty mạo hiểm không mấy mặn mà với các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thể thao như Nike. 

Chính vì lý do đó, Knight đã từng vật lộn để kiếm từng đồng theo đuổi mục tiêu của mình. Trở thành nhà phân phối mẫu giày Nhật Bản Onitsuka Tiger từng chiếm hầu hết doanh số của công ty ở thời điểm ban đầu.

Phải tới năm 1966, công ty này mới mở được cửa hàng đầu tiên trên địa chỉ số 3107 Đại lộ Pico, Santa Monica, California, chấm dứt kỷ nguyên báng hàng trên xe của Knight và các cộng sự. 

Gia tăng doanh số mạnh mẽ, họ nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra khắp bờ Đông nước Mỹ. Năm 1971, mối quan hệ giữa BRS và Onitsuka Tiger đến hồi kết thúc. Họ ra mắt mẫu giày riêng của mình.

Năm 1976, BRS được đổi tên thành Nike. Năm 1980, công ty nắm tới 50% thị phần sản phẩm giày thể thao ở Mỹ. Tháng 12 cùng năm, Nike lên sàn và tiếp tục xây dựng những thành công cho thương hiệu của mình. 

Ngày nay, Nike nổi tiếng đến mức người tao chỉ cần nhìn logo là có thể biết đó là sản phẩm của thương hiệu này.

Đế chế Nike: Máu kinh doanh của gia đình nhà sáng lập và câu chuyện cha nào con ấy - Ảnh 3.

Năm 2015, Phil Knight quyết định từ chức vị trí Chủ tịch công ty do mình là đồng sáng lập. Travis Knight, con trai của Phil, được thuê để điều hành hoạt động kinh doanh truyền thống của gia đình. 

Một trong những quyết định cuối cùng của Phil là thành lập công ty Swoosh, một công ty con nắm cổ phiếu có quyền biểu quyết của Nike. Như vậy, quyền điều hành thương hiệu danh tiếng sẽ không tuột khỏi tay gia đình này.

Việc gây bất ngờ chính là sự trở lại của Travis với đế chế đồ thể thao này. Năm 2013, chính ông Phil cũng phải nói rằng ông không nghĩ con trai mình, một nhà sản xuất phim hoạt đình được đề cử giải Oscar, sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty.

"Từ thời trung học, con tôi đã thể hiện rõ ràng rằng nó không muốn làm việc ở Nike. Tôi không thấy phiền muộn gì về điều đó. Tôi khuyến khích con mình tìm kiếm những gì mà nó thực sự muốn làm", ông Phil chia sẻ với truyền thông.

Đế chế Nike: Máu kinh doanh của gia đình nhà sáng lập và câu chuyện cha nào con ấy - Ảnh 4.

Tuy nhiên, máu kinh doanh của nhà Knight chảy trong huyết quản Phil và cả con trai Travis. Nike thì không chỉ là một công ty mà nó còn được Travis coi như một phần của gia đình mình. 

Đó chính là điều khiến thế hệ F1 của nhà Knight trở về với đế chế kinh doanh của gia đình. Travis thừa nhận vai trò của mình trong ban giám đốc Nike vào năm 2015.

"Nike giống như một phần máu thịt của gia đình tôi. Chẳng có gì để hoài nghi, nó là thứ đã nằm trong ADN của tôi. Mọi thứ ở Nike đều gắn chặt với tôi và tôi còn là con của bố tôi nữa", Travis kể lại. Người đàn ông sinh năm 1973 nhận thấy những điểm tương đồng trong câu chuyện khởi nghiệp của cha với mình. Đó chính là điều khiến người đàn ông này muốn viết tiếp câu chuyện nhà Knight.

"Khi còn trẻ, ông nội tôi – người sở hữu tờ báo lớn thứ 2 Oregon – là người rất có tiếng tăm và địa vị. Tuy nhiên, khi cha tôi bảo rằng ông muốn sản xuất những đôi giày chạy bộ, nó cũng chẳng khác gì với việc tôi bảo cha mình về đam mê của mình", Travis kể về sự giống nhau của mình và cha.

Tuy nhiên, Travis Knight là một nhân vật kín tiếng trong kinh doanh và vai trò thực sự của người đàn ông này ở Nike rất hiếm khi được nhắc tới. Ngược lại, trong giới điện ảnh, Travis lại được khá nhiều người biết đến. Gần đây nhất, anh nổi tiếng khắp nơi trong vai trò đạo diễn bộ phim Bumblebee trong loạt phim về người máy biến hình Transformers từng được công chiếu trong các rạp ở Việt Nam.

Trước đó, khi nhà Knight mua lại hãng phim Will Vinton và sau đó đổi tên thành Laika, Travis được bổ nhiệm vào vị trí phó chủ tịch năm 2005 và thành công với nhiều tác phẩm hoạt hình, trong đó được đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất với The Boxtrolls (2014). Travis hiện là CEO của Laika.

Trước khi được bố thuyết phục về làm ở Will Vinton, Travis tuwngftheo đuổi sự nghiệp âm nhạc như là một rapper với nghệ danh "Chilly Tee". Dù có thành tựu nhưng thực sự Travis không được biết tới nhiều trong lĩnh vực này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại