Việc đun sôi lại nước đã nấu chín nghe có vẻ quen thuộc với tất cả chúng ta phải không nào?
Mỗi khi muốn uống trà hay ăn mì gói, chúng ta chẳng thể nào lấy được đúng lượng nước cần dùng.
Và thế là lượng nước còn thừa sau khi chế vào ấm trà hay tô mì gói luôn khiến bạn lăn tăn không biết nên đổ đi hay dùng tiếp.
Bạn thường làm gì với nó?
(Ảnh: Hefty)
Tất nhiên, để tránh lãng phí, thông thường, chúng ta sẽ giữ chúng lại để sử dụng khi cần. Và đến lúc cần nước sôi, chúng ta nhanh chóng dùng lượng nước này nấu lại lần nữa.
Nghe có vẻ vô hại, phải không? Không, thực tế thì hoàn toàn ngược lại nhé.
Hãy xem thật kĩ những gì xảy ra khi nước sôi này. Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy bong bóng và hơi nước, nhưng đó cũng là những gì xảy ra với các hóa chất trong nước.
Bằng việc nấu đi nấu lại nước đã chín, lượng oxy trong nước sẽ thay đổi và các chất có khả năng gây nguy hiểm sẽ tích lũy.
Bạn có thể thử điều này với trà: hương vị trà pha bằng nước chỉ nấu sôi một lần khác hẳn với khi pha trà bằng nước đã được đun sôi nhiều lần.
Đun sôi nước là một cách tốt để diệt vi khuẩn, như khi bạn đun sôi nước nhiều lần, các khí nguy hiểm và chất độc như asen, nitrat, floride... có thể hình thành do cấu trúc hóa học đã thay đổi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa floride và những ảnh hưởng nguy hiểm của chúng đến hệ thần kinh và não.
Thêm vào đó, sau khi được đun sôi nhiều lần, đây không còn là nước uống nữa mà các khoáng chất có lợi cho cơ thể bạn như canxi có thể tạo ra vấn đề cho sức khỏe và khiến sỏi thận bắt đầu hình thành.
Giờ thì bạn đã hiểu lí do vì sao không đun sôi nước hai lần trở lên rồi đấy.
Dĩ nhiên, uống một lượng nhỏ lượng nước được đun sôi hai lần trở lên sẽ không sao cả, nhưng nếu uống một lượng lớn và lặp đi lặp lại, đó là một vấn đề.
Vì thế, thay vì tiếc rẻ và uống lượng nước đã được đun sôi nhiều lần, bạn có thể dùng chúng để tưới cây.
Thay vì tiếc rẻ và uống lượng nước đã được đun sôi nhiều lần, bạn có thể dùng chúng để tưới cây. (Ảnh: Hefty)
(Nguồn: Hefty)