Bỏng da vì tỏi
Một bà mẹ chia sẻ trên facebook con bị bỏng chân do đắp tỏi chữa ho để rồi phải hối hận: "Các mẹ ạ.., đây là lời cảnh tỉnh cho các mẹ đang có em nhỏ. Nhất vào mua này em bé hay ho đờm khò khè, đừng tự tiện làm gì nữa nhé...
Em nghe mấy mẹ bày đắp tỏi lên chân con là hiệu quả nhanh lành. Như lời mấy mẹ bày đêm em lấy tỏi đắp cho con em rồi buộc lại để qua đêm... Ai ngờ mở tất con ra đau xé lòng, không hết ho con lại bị bỏng tỏi nữa.
Nó đau nó rát lắm đến lúc mấy cái rộp nó phồhg to lên vỡ ra lại còn đau rát hơn nữa. Nên em khuyên mấy mẹ đừng đắp tỏi vào chân con, có 1 chị em quen cũng vì nghe bày đắp tỏi mà con bị bỏng phải nằm viện 2 tuần... Em xin mấy mẹ đừng lên mạng tuỳ tiện lấy thông tin về làm cho con lại là mẹ hại con".
Hình ảnh bỏng do đắp tỏi được bà mẹ chia sẻ
Đây không phải là trường hợp đầu tiên bỏng do tỏi. Trước đó, Bệnh viện 103 cũng từng tiếp nhận một trường hợp đắp tỏi trị mụn.
Theo cô gái vì bị mụn trứng cá ở mặt đỏ tấy rất xấu và đau. Cô đã chữa da liễu nhưng không hết. Nghe bạn bè nói đắt tỏi sẽ làm mụn nhanh chín và tự bật nhân mụn ra nên làm theo. Sau 1 tiếng đắp mặt bỏng rát và đến sáng hôm sau phỏng đỏ.
Tỏi có tác dụng gì
Theo TS Phạm Việt Hoàng – Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội tỏi được dùng để điều trị bệnh từ hàng nghìn năm trước do khả năng kháng khuẩn và chống nấm.
Các nghiên cứu chứng mình tỏi có tác dụng trong các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp..., bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...), bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch), bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Tỏi có tác dụng chữa bệnh nhưng đắp tỏi nhất là ở các vùng da mỏng rất nguy hiểm
Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng cho biết việc sử dụng tỏi sao cho đúng và an toàn lại rất quan trọng. Có những người đến với bác sĩ than phiền họ bị đầy bụng, khó tiêu vì lạm dụng tỏi do ăn tỏi quá nhiều. Và việc đắp tỏi đã gây bỏng, có trẻ bỏng mũi vì nhỏ nước ép tỏi và bỏng chân vì đắp tỏi trị ho.
Trước đó, đã có một bài báo cáo trên tạp chí y khoa cho biết một phụ nữ 80 tuổi đã dùng tỏi sống để chữa chứng đau dây thần kinh. Bà giã tỏi, cho vào vải và chườm lên mặt theo lời của một người hàng xóm. Kết quả là người phụ nữ này bị bỏng độ 2 và phải nhập viện.
Chính vì thế, bác sĩ Hoàng khuyến cáo tránh đắp tỏi trực tiếp lên da, đắp thời gian lâu, số lượng nhiều,…vì gây bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ nhất là làn da trẻ em, mỏng manh và dễ tổn thương hơn người lớn do vậy các bậc phụ huynh cẩn thận không tự ý đắp tỏi lên da để trị bệnh cho trẻ để tránh gây thêm tổn thương phỏng da lâu lành.
Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin và các vitamin A, B, C, D… có công dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm cholesterol… và nhiều người còn mách bảo nhau đắp tỏi để chữa và phòng bệnh một số bệnh như: đầy bụng, đắp vào gan bàn chân để chữa ho.
Tuy nhiên, đã có trường hợp áp dụng đã phải nhập viện. Vậy dùng tỏi như thế nào cho đúng là vô cùng quan trọng.
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Tỏi có rất nhiều công dụng, trong đó một số công dụng chính của tỏi đối với sức khoẻ con người có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim...