Đánh răng xong, bạn có cần sử dụng nước súc miệng để răng sạch, khỏe và hơi thở thơm hơn?

Hoàng Hương |

Ngoài đánh răng, bạn có cần sử dụng nước súc miệng để làm sạch mảng bám trên răng, cho hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát không? Nhiều độc giả sẽ "ớ người" vì đã mắc sai lầm.

Nước xúc miệng là một dung dịch được pha chế dùng để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng, họng bằng cách ngậm và làm cho dung dịch này chuyển động trong miệng nhiều lần trước khi phun bỏ.

Nhưng, loại nước này không thể thay thế cho quy trình vệ sinh răng miệng là là đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa 2 lần/ngày.

Mục đích sử dụng ban đầu của nước súc miệng là mang lại hơi thở thơm mát. Một số loại nước súc miệng, đặc biệt là loại chứa chất fluoride, có khả năng bảo vệ răng khỏi sự tấn công của các axit, vốn được tạo ra từ các mảng bám chứa đầy vi khuẩn.

Trong trường hợp bạn gặp các vấn đề về nướu hoặc nhiễm nấm, nha sĩ có thể kê toa các loại nước súc miệng cụ thể.

Một số loại nước súc miệng có tác dụng chống xói mòn răng nhờ chất fluoride trong khi những loại khác có thể chứa thành phần diệt mầm bệnh, từ đó có thể ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trên răng.

Hầu hết các loại nước súc miệng đều chứa cồn, chất có thể gây ra vấn đề sức khỏe nếu bạn vô tình nuốt phải. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có loại nước súc miệng không cồn.

Nước súc miệng được làm từ thành phần tự nhiên như cây nha đam hoặc hoa cúc phù hợp cho những người có răng, nướu nhạy cảm.

Đánh răng xong, bạn có cần sử dụng nước súc miệng để răng sạch, khỏe và hơi thở thơm hơn? - Ảnh 1.

Có cần thiết phải sử dụng nước súc miệng?

Nếu bạn thực hiện một quy trình chăm sóc răng miệng khoa học, đó là đánh răng hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoa khi cần thiết và đi khám răng định kỳ thì bạn không cần sử dụng nước súc miệng.

Nước súc miệng chỉ hiệu quả với bề mặt răng. Nếu có vi khuẩn hoặc các mảng bám tích tụ trên răng, nước súc miệng không hề có tác dụng xử lý vấn đề này.

Nước súc miệng chủ yếu hiệu quả trong việc che giấu hơi thở hôi (thậm chí không hiệu quả trong việc chữa trị). Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng nước súc miệng, hãy chọn loại có chứa thành phần kháng khuẩn. Khi đó, nó có thể hoạt động như một cái máy đánh bay mảng bám.

Ưu điểm của nước súc miệng

Đối với nhiều người, sử dụng nước súc miệng là một phần thói quen thường xuất hiện trong quy trình vệ sinh răng miệng. Dưới đây là một số ưu điểm của việc sử dụng nước súc miệng.

- Nước súc miệng có khả năng chống sâu răng. Chúng rất hiệu quả trong việc rửa sạch vi khuẩn vốn có thể gây sâu răng. Ngoài ra, nước súc miệng chứa fluoride có thể giúp chống sâu răng bằng cách tăng cường men răng.

- Nước súc miệng có thể giữ cho nướu khỏe mạnh. Ít vi khuẩn bám vào nướu răng sẽ ngăn ngừa tình trạng viêm hoặc các bệnh về nướu.

- Nước súc miệng có thể làm trắng răng vì có tác dụng loại bỏ các vết úa trên răng.

- Nước súc miệng hoạt động như chất giúp hơi thở thơm mát hơn, từ đó giúp bạn tự tin hơn.

- Nước súc miệng được cho là làm dịu vết loét miệng. Sử dụng nước súc miệng không cồn có thể khiến những tổn thương gây đau đớn nhanh lành hơn vì nó hoạt động bằng cách diệt trừ vi khuẩn gây viêm.

Đánh răng xong, bạn có cần sử dụng nước súc miệng để răng sạch, khỏe và hơi thở thơm hơn? - Ảnh 2.

Nhược điểm của nước súc miệng

Dưới đây là một số nhược điểm của việc sử dụng nước súc miệng:

- Nước súc miệng có thể gây kích ứng: Những loại chứa hàm lượng cồn cao có tính năng kháng khuẩn mạnh. Điều này có thể kích ứng các mô bên trong miệng. Do đó, nước súc miệng có cồn làm các vết loét lâu lành hơn.

- Nếu vô tình nuốt nước súc miệng, bạn có thể nguy hiểm, đặc biệt là những loại nước súc miệng có hàm lượng cồn cao. Đây là lý do tại sao nước súc miệng được khuyến cáo không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

- Nước súc miệng dẫn đến khô miệng: Sử dụng quá nhiều nước súc miệng chứa cồn có thể khiến miệng bị khô.

- Các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn được "che đậy" nhờ sử dụng nước súc miệng: Tình trạng hơi thở có mùi và chứng hôi miệng mãn tính sẽ biến mất nếu bạn sử dụng nước súc miệng thường xuyên. Sử dụng nước súc miệng để che đậy là không khoa học.

Nhưng thật ra, vấn đề này cần phải được giải quyết ngay lập tức bằng việc đi khám nha sĩ.

Những lưu ý khi sử dụng nước súc miệng

- Ngậm nước súc miệng trong 30 giây: Để nước súc miệng phát huy hiệu quả, bạn cần súc miệng trong khoảng thời gian 30 giây. Lưu ý, bạn không nuốt nước súc miệng, không dùng sản phẩm quá 3 lần/ngày.

- Chọn nước súc miệng theo thành phần: ùy theo từng mục đích vệ sinh răng miệng, bạn có thể chọn sản phẩm phù hợp như loại làm mất mùi hôi, làm trắng răng, trị liệu bệnh nha chu...

- Chọn nước súc miệng phù hợp với độ tuổi: Sử dụng nước súc miệng là một trong những cách để bảo vệ răng miệng, hỗ trợ ngừa bệnh nha chu tốt cho trẻ em. Thế nhưng, chỉ cho trẻ 6 tuổi sử dụng, không cho trẻ dưới 2 tuổi dùng nước súc miệng.

* Theo Boldsky/Healthline

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại