Đang "còng lưng" với nCoV, nguy cơ dịch cúm H1N1 phòng như thế nào?

Tiểu Nhã |

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Đài Loan (CDC) ghi nhận ghi nhận ít nhất 56 ca tử vong vì cúm do virus H1N1 trong vòng ba tháng.

Giới truyền thông địa phương (Đài Loan) đưa tin, chỉ tính riêng tuần qua đã có 13 ca tử vong.

Cúm H1N1 là gì?

Trong 13 ca nêu trên tuổi từ 47 - 97 trong đó có một cụ bà 80 tuổi qua đời trong bệnh viện vì viêm phổi cùng suy hô hấp. Cụ là người duy nhất tiêm vắc xin ngừa cúm, số còn lại chưa tiêm.

CDC xác định virus H1N1 là nguồn gây bệnh chính trong ba tháng qua. Phát ngôn viên trung tâm cho biết mùa này đã có 771 trường hợp mắc cúm nghiêm trọng tính cả 56 ca tử vong, 98% bệnh nhân chưa tiêm vắc xin ngừa và gần 80% tiềm ẩn bệnh mãn tính trước.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết cho biết người dân thường hiểu lầm và đánh đồng cúm với cảm cúm. Theo bác sĩ Khanh, cúm là bệnh cúm do virus gây ra, cảm làm cảm lạnh.

Corona là một trong những virus gây bệnh cảm lạnh. Ở một số cơ địa, corona tấn công thẳng vào đường hô hấp dưới, gây viêm phổi. Do đó, virus corona không phải là cúm, không gọi là cúm corona mà là cảm lạnh corona.

Đang còng lưng với nCoV, nguy cơ dịch cúm H1N1 phòng như thế nào? - Ảnh 1.

Đài Loan náo loạn vì cúm H1N1

Còn cúm H1N1 khác, virus gây cúm H1N1 được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2009. Khi đó, loại cúm này còn được gọi là "cúm lợn" vì có nguồn gốc lây truyền từ lợn. Đến nay, cúm H1N1 đã được coi là cúm mùa thông thường, xếp ngang với các chủng cúm khác như cúm A/H3N2, cúm B.

Tại Việt Nam cúm H1N1 vẫn xuất hiện rải rác quanh năm và nhiều nhất vào mùa đông xuân. Bác sĩ Khanh cho biết số ca mắc lây có nguy cơ cao hơn cả corona vì lây qua hô hấp, tiếp xúc không khí.

Do virút cúm A/H1N1 gây nên, bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường dễ mắc và lây lan vào mùa đông xuân, nhưng khác với cúm mùa thông thường - chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đang còng lưng với nCoV, nguy cơ dịch cúm H1N1 phòng như thế nào? - Ảnh 2.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Cúm H1N1 đã gây nên đại dịch cúm năm 2009 với tốc độ lây lan nhanh chóng. Bác sĩ Khanh cho biết những dấu hiệu của bệnh gồm: sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, có thể kèm tiêu chảy, nôn ói.

Dấu hiệu của bệnh cúm H1N1 không khác với những bệnh cúm khác do đó không thể phân biệt đâu là cúm H1N1. Đa số bệnh do vi rút cúm sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày, một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt có thể gây biến chứng viêm phổi và đe dọa tính mạng như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, phổi mạn tính.

Phòng bệnh như thế nào?

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Tuy nhiên, so với nCoV thì cúm H1N1 có vắc xin và có kháng thể. Nếu trước đó đã nhiễm chủng cúm nào thì lần sau không còn nguy cơ mắc chủng cúm đó. Cách để phòng cúm tốt nhất là tiêm phòng cúm hàng năm. Bác sĩ Khanh khuyến cáo ngoài ra bảo vệ khỏi nguy cơ lây cúm là:

+ Không đến chỗ đông người nếu không cần thiết, giữ khoảng cách tối thiểu 1m đối với người nghi ngờ mắc bệnh.

+ Thường xuyên mang khẩu trang loại đủ ngăn ngừa bệnh khi nghĩ là có tiếp xúc với người mắc bệnh, thường xuyên rửa tay nếu nghi ngờ tay mình có tiếp xúc với dịch tiếp của người mắc bệnh.

+ Che miệng khi ho và hắt hơi, sau đó rửa tay ngay.

+ Vệ sinh cơ thể nói chung.

+ Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.

+ Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

+ Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virút như Tamiflu, mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

+ Tiêm phòng cúm cũng là cách tốt để không mắc bệnh.

#ICT_anti_nCoV

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại