"Con quỷ dữ" - Tên lửa Sarmat phiên bản mới của Nga sắp ra đời

Anh Tuấn |

Việc phóng thử nghiệm Sarmat, loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa một tầng dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ đầu những năm 2020 vừa diễn ra. Hiện thông số của tên lửa vẫn được giữ rất kín.

Theo số ít thông tin nhận được, đây là loại tên lửa sử dụng nhiện liệu lỏng, có tổng trọng lượng 100 tấn. Dự kiến nó sẽ được đưa vào sử dụng trong quân đội trong khoảng những năm 2020 và thay thế tên lửa P-32M2 Voievoda (tên NATO là SS-18 Satan), được coi là tên lửa chiến lược tinh vi và lợi hại nhất trên thế giới.

Con quỷ dữ - Tên lửa Sarmat phiên bản mới của Nga sắp ra đời - Ảnh 1.

Một hầm phóng tên lửa hành trình Satan của Nga

Khác với người anh em của mình, Sarmat không chỉ có trọng lượng nhẹ hơn và có tầm bắn xa hơn. Nếu Satan có thể bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách 11.000 km, Sarmat có thể bắn từ vị trí cách mục tiêu 17.000 km. Điều này động nghĩa với việc nó có thể bắn đến bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.

Thêm vào đó, tên lửa Sarmat sẽ được trang bị một đầu đạn chùm, bên trong chứa đến 15 đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn. Mỗi đầu đạn nhỏ này có sức công phá vào khoảng 150 đến 300 kT và có thể tấn công nhiều mục tiêu riêng biệt ngay khi được giải phóng. Chúng đạt tốc độ tối đa vào ngưỡng Mach 5, và có thể đổi hướng để tránh né các hệ thống phòng không của đối phương.

Do hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân START-3 giữa Nga và Mỹ gần như chắc chắn sẽ được gia hạn thêm 5 năm sau khi hết hạn vào năm 2021, nhiều khả năng số tên lửa Sarmat sẽ ít hơn Satan.

Sự xuất hiện của tên lửa Sarmat không chỉ có mục đích thay thế tên lửa Satan sẽ hết hạn sử dụng khi hiệp ước START-3 kết thúc vào năm 2021, mà còn là phương án tiềm tàng để đẩy lui bất kể kẻ địch nào của Nga.

Theo Trung tướng Vladimir Dvorkin, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Nga (IMEMO), trước khi tên lửa Sarmat được đưa vào sử dụng, Nga vẫn còn nhiều cách khác để sử dụng đầu đạn hạt nhân như, bao gồm các tên lửa RT-2PM2 Topol-M, RS-24 Yars, RS-26 Rubezh và trong tương lai là tên lửa BZhRK Barguzin.

Thượng tướng Viktor Esin, một giám đốc và nhà nghiên cứu khác của IMEMO nói thêm: “Nga sẽ không phải là quốc gia khai hỏa tên lửa hạt nhân trước tiên. Sarmat sẽ chỉ có mục đích tấn công đáp trả, chỉ làm vậy chừng nào Nga phát hiện tên lửa của đối phương đang bắn đến lãnh thổ của mình. Như vậy, Sarmat sẽ là công cụ hữu hiệu để đảm bảo an ninh quốc gia”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Russia & India Report (RIR), ấn bản tại Ấn Độ của website tin tức Russia Beyond the Headlines của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại