ICBM Sarmat lên nòng khi Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa

Tuấn Hưng |

Sau khi Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa tại Romania, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga lập tức lên kế hoạch thử nghiệm ICBM Sarmat.

Theo tờ Izvestia ngày 1/7 dẫn tuyên bố của nguyên tham mưu trưởng Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Đại tá Viktor Esin cho biết, tên lửa đạn đạo ICBM Sarmat đã sẵn sàng vụ lần phóng đầu tiên từ hầm phóng đặt dưới lòng đất (Silo).

Nói về sức mạnh của tên lửa ICBM Sarmat, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay, khi dòng tên lửa mới này được đưa vào trang bị, đây sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và phương Tây.

Để làm được điều đó, ICBM Sarmat có kết cấu hai tầng, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng do Energomash phát triển. Tầm bắn của Sarmat được xác định vào khoảng 16.000 km cho phép ICBM này có thể bắn theo phương thức vòng qua hai cực của Trái đất.

 ICBM Sarmat lên nòng khi Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa  - Ảnh 1.

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga diễn tập

Cùng với tầm bắn xa, ICBM mới cũng sử dụng hệ thống dẫn đường kép và thế hệ đầu đạn tự dẫn mới tự cơ động quỹ đạo cho phép tấn công với độ chính xác cao và xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, ông Yuri Borisov nhấn mạnh.

Theo ông Yuri Borisov, việc phát triển ICBM Sarmat đang ở giai đoạn hoàn thiện. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, Nga đang tiến hành nhiều nghiên cứu vượt trước và công tác thiết kế thử nghiệm để đối phó với đòn đánh toàn cầu từ phía Mỹ.

Ông Borisov cũng khẳng định, vào cuối năm 2020 lực lượng hạt nhân chiến lược Nga sẽ được trang bị lại 100% chứ không phải là 70%. Việc phát triển ICBM hạng nặng Sarmat sẽ hoàn thành vào năm 2018 - 2020.

Tên lửa có thể bay rất xa qua Nam cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp. Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.

Ông Borisov cho biết, việc phát triển Sarmat đang đúng tiến độ và hy vọng sẽ hoàn thành đúng kế hoạch. Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.

Việc Nga đổi mới lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược (hiện đang trang bị các loại ICBM Yars và Bulava) là để giáng trả sáng kiến “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ.

Hiện nay, những thông số của ICBM Sarmat vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên theo một số nguồn tin, tên lửa Sarmat nặng 105 tấn và mang theo phần chiến đấu nặng 10 tấn. Sarmat được phát triển để thay thế dòng ICBM R-36M2 Voevoda (tên định danh NATO SS-18 Mod 6 Satan) với đạn tên lửa 15A18M.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại