Con gái 4 tuổi mắc "bệnh người lớn" vì dùng chung 1 thứ với mẹ, nhiều gia đình có con nhỏ cũng đang mắc phải

Đậu Đậu |

Nhiều gia đình chủ quan trong sinh hoạt hàng ngày và rồi cuối cùng ân hận vì đã lây cho con nhỏ căn "bệnh người lớn".

Tại Đài Loan từng xôn xao câu chuyện 1 bé gái 4 tuổi đã mắc bệnh sùi mào gà. Theo bác sĩ Trần Bảo Nhân (bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng tại Đài Loan, Trung Quốc), bé gái này được mẹ đưa đi khám. Tìm hiểu nguyên nhân bác sĩ biết được người mẹ thường dùng chung khăn tắm tại nhà tắm công cộng. Sau đó cô này bị lây bệnh sùi mào gà. Khi về nhà, cô tiếp tục dùng chung khăn tắm với con gái, kết quả là cả hai mẹ con đều mắc bệnh.

Mới đây, theo thông tin từ BSCKII Nguyễn Tiến Thành (thành viên Hội Da liễu Việt Nam), bác sĩ mới tiếp nhận tình trạng của bé trai 2 tuổi đã mắc bệnh sùi mào gà. Khai thác bệnh sử thì được biết, bé trai thường xuyên ở với bác gái, được người này trực tiếp chăm sóc hằng ngày. Người bác này từng mắc bệnh sùi mào gà. Bác sĩ nhận định có thể nguồn lây HPV (gây sùi mào gà) là từ người bác, thông qua các dịch tiết bám khăn, bề mặt các đồ dùng.

Thực tế, chuyện trẻ em bị lây bệnh xã hội từ người lớn không phải chuyện mới. Trước đây, từng có trường hợp bé trai mới 18 tháng tuổi (quận 7, TP.HCM) phát hiện mắc bệnh sùi mào gà do lây từ bố.

Con gái 4 tuổi mắc

Bé gái bị lây bệnh sùi mào gà do dùng chung khăn tắm với mẹ (Hình minh họa).

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thơ (Phó Khoa Lâm sàng 3 - BV Da liễu TP HCM), số trẻ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng tăng cao. Thống kê tại BV Da liễu TP.HCM cho thấy 11 tháng đầu năm 2019, BV đã điều trị 146 trường hợp trẻ bị bệnh xã hội.

Nói về nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà, BSCKII Nguyễn Tiến Thành cho hay có đến 90% trường hợp mắc bệnh là lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị lây bệnh qua các đường trung gian như dùng chung khăn tắm, dụng cụ chứa virus HPV... Trẻ nhỏ có thể bị lây qua các đường trung gian như thế này.

mun-sui-mao-ga.jpeg

Để phòng bệnh sùi mào gà, bác sĩ Thành khuyến cáo mọi người nên quan hệ tình dục an toàn. Trong sinh hoạt hàng ngày, nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt dùng riêng và giặt riêng đồ cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, đồ lót để không lây bệnh cho các thành viên trong gia đình.

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà cho trẻ nhỏ

- Chú ý đến việc vệ sinh cá nhân cho trẻ

Trong quá trình vệ sinh, nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu lạ nào ở vùng kín thì nên đưa con đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt.

- Chuẩn bị dụng cụ tắm và khăn tắm riêng cho con

Khi đưa trẻ đi bơi, bố mẹ không nên để trẻ sử dụng đồ bơi, đồ lót đã được người khác sử dụng.

- Không đưa trẻ đi bơi ở những bể bơi không được vệ sinh

- Tránh mặc quần rách/thủng đũng cho trẻ

Khi trẻ mặc quần rách/thủng đũng, nhiều loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng vô hình khác sẽ tiếp xúc gần với bộ phận sinh dục, niệu đạo, hậu môn của bé, dễ gây nhiễm trùng.

Con gái 4 tuổi mắc

- Cẩn thận với nhiễm trùng chấn thương

Da của trẻ rất mềm, nếu da trẻ bị cọ xát thường xuyên sẽ bị tổn thương, tạo điều kiện để sùi mào gà dễ dàng xâm lấn.

- Tránh tiếp xúc với người nhiễm HPV và bệnh nhân sùi mào gà

Nếu như trong gia đình có người nhiễm sùi mào gà, nên cách ly trẻ để tránh khả năng lây nhiễm. Sùi mào gà có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt sùi hoặc mô bị nhiễm virus, hoặc thông qua tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng đã chạm vào da hoặc niêm mạc nhiễm virus như khăn tắm, quần áo.

- Cố gắng tránh đến nhà tắm công cộng, suối nước nóng và công viên nước càng nhiều càng tốt

Nguy cơ lây nhiễm ở những nơi này rất cao, nếu muốn đi hãy chọn nơi đảm bảo vệ sinh.

- Những vật dụng không nên dùng chung để tránh lây nhiễm bệnh:

Đồ lót: Nên tránh dùng chung đồ lót vì đây là vật dụng cá nhân tiếp xúc trực tiếp với vùng kín, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nếu bị lây nhiễm.

Bàn chải đánh răng: Bàn chải đánh răng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ máu hoặc vi khuẩn trong miệng, vì thế không nên dùng chung để tránh nguy cơ lây truyền các bệnh.

Nhíp và dao cạo: Cả nhíp và dao cạo đều tiếp xúc trực tiếp với da và có thể gây chảy máu, nên việc dùng chung có thể làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh qua đường máu.

Cọ và mút tán trang điểm: Cọ và mút tán trang điểm thường chứa mồ hôi và cặn mỹ phẩm sau khi sử dụng, việc dùng chung có thể làm tăng số lượng vi khuẩn và gây mụn trứng cá, nấm, viêm da.

Giày, dép: Việc dùng chung giày dép có thể gây ra việc lây lan vi khuẩn do chứa bụi bẩn và mồ hôi, từ đó có thể gây ra mùi hôi chân và các vấn đề về da.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại