Ngày 26/6, tờ National Interest xuất bản bài viết: "Iran không bao giờ có thể chống lại động thái này: Mỹ bán máy bay F-22 và B-52 cho Israel" của Robert Farley.
Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều trên quan điểm của phương Tây đối với tiềm năng của xung đột và các lợi ích đan xen tại Trung Đông, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Quy luật cung - cầu trong quan hệ thương mại vũ khí Mỹ - Israel
Israel đã không vận hành các máy bay ném bom chiến lược kể từ khi họ nghỉ hưu Pháo đài bay B-17 trong những năm 1950.
Tuy nhiên, nhu cầu về một loại vũ khí có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Iran và có trọng tải lớn có thể khiến IDF xem xét nhu cầu đối với máy bay ném bom.
Iran hiện là nước bị cáo buộc là tài trợ cho các tổ chức chống Israel khắp Trung Đông.
Nhưng việc Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump có xuất khẩu máy bay ném bom (sẽ bị rơi vào một loạt các hạn chế pháp lý liên quan đến các hệ thống tấn công hạt nhân) hay không là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Chúng ta cần xem xét một ngoại lệ, Israel dưới nhiệm kỳ của ông Trump có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dù có thể tiếp cận vũ khí, Israel vẫn phải đưa ra quyết định một cách cẩn thận.
Dưới đây là một vài hệ thống quân sự của Hoa Kỳ mà người Israel có thể tiếp cận để trở thành "người lính xung kích" tấn công Iran thay cho Mỹ:
F-35I Adir của Israel.
Tàu chiến ven bờ
Trong một thời gian dài, hải quân thuộc Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã tìm kiếm các loại tàu chiến lớn hơn một chút so với các tàu hộ tống hạng nhẹ chiếm đa phần lực lượng này.
Khi lợi ích an ninh hàng hải của Israel tăng lên (sự cần thiết phải duy trì phong tỏa từ phía biển đối với dải Gaza và tuần tra các mỏ khí ngoài khơi gần khu vực tranh chấp với Lebanon), nhu cầu này đã trở nên gay gắt hơn.
Trong thập kỷ qua, IDF đã mong muốn có được phiên bản sửa đổi của tàu chiến ven bờ của Hoa Kỳ.
Nếu được đưa vào trang bị, tàu chiến ven bờ của Israel sẽ có các tính năng khác biệt, chủ yếu là ít tính năng hơn nhưng lại có thể hoạt động độc lập hơn với "người anh em" ở Mỹ.
Trên giấy tờ, kế hoạch này có rất nhiều ý nghĩa; một nền tảng vũ khí kết nối mạng tốc độ cao sẽ rất phù hợp với khái niệm hoạt động của IDF.
Tuy nhiên, những sửa đổi cần thiết đã làm tăng chi phí của tàu chiến, đưa nó ra khỏi phạm vi tài chính của Israel. Tuy nhiên, những thay đổi trong tương lai của giá thành (hoặc trong chính nhận thức về nhu cầu của Israel) cũng có thể đưa tàu chiến ven bờ vào trang bị của IDF.
Tàu chiến đấu Littoral (LCS).
Máy bay tiêm kích F-22 Raptor
Dự luật "sửa đổi Obey"của Mỹ được phát triển với ý định loại bỏ tham vọng sở hữu F-22 Raptor của Israel. Lo ngại về việc Israel sẽ chuyển giao các trang thiết bị công nghệ cao cho Nga hoặc Trung Quốc, Hoa Kỳ đã quyết định rằng tốt nhất là Israel không nên sở hữu Raptor.
Và điều này có nghĩa là chỉ có Không quân Hoa Kỳ mới có máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới.
Trong lịch sử, Israel đã ưa thích máy bay đa nhiệm có thể không chiến và không kích, F-22 Raptor được cho là chưa chứng minh được nhiều trong không kích.
Tuy nhiên, IDF đã mua những máy bay F-15 khi nó vẫn là máy bay chiếm ưu thế trên không, sau đó tự sửa đổi để biến máy bay chiến đấu thành máy bay cường kích.
F-22, nếu không phục vụ nhu cầu chiếm ưu thế trên không của Israel, có thể cũng sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi tương tự.
Với việc F-22 chưa thể tiếp cận, người Mỹ đã chấp nhận Israel tham gia quá trình phát triển một phiên bản tấn công mặt đất của riêng mình đó là F-35I Adir.
Những kinh nghiệm của F-35I Adir có thể sẽ giúp Israel nhanh chóng có được các phi đội F-22 sửa đổi mà họ mong muốn.
F-22 Raptor (trên) và F-35 Lightning II (dưới).
Máy bay ném bom tầm xa tàng hình B-21 và bom xuyên phá khổng lồ
Cuộc đối đầu lâu dài với Iran đã chứng minh rằng Israel thực sự cần một máy bay tấn công tầm xa.
Trong khi F-15 và F-16 của Israel có thể, với việc tiếp nhiên liệu, tiếp cận các mục tiêu ở Iran, khoảng cách này sẽ khiến chúng gặp bất lợi khi cố gắng xâm nhập không phận đối phương.
Trong bối cảnh này, Máy bay ném bom tầm xa tàng hình B-21 là một phương án khả dĩ.
Máy bay ném bom tàng hình B-21 trong một đồ họa.
Và máy bay ném bom sẽ hoàn hảo không nếu chúng không có bom để ném? Tin đồn về sự quan tâm của Israel đối với quả bom dẫn đường chính xác nặng 13,6 tấn bắt đầu xuất hiện thúc đẩy ý tưởng về việc trang bị máy bay và bom xuyên phá đồng loạt.
Nếu được trang bị bom xuyên phá GBU-57 MOP, Israel sẽ có khả năng phá hủy các cơ sở ngầm ở Iran.
Hoa Kỳ cho đến nay đã từ chối bán bom MOP cho Israel, một phần không nhỏ vì IDF vẫn thiếu một máy bay ném bom phù hợp.
Chính quyền Obama cũng lo lắng về việc trao cho Israel các công cụ cần thiết để tấn công Iran sẽ làm đảo lộn sự cân bằng trong khu vực. Nhưng những thay đổi địa chiến lược (hoặc thay đổi chính trị trong chính nước Mỹ) có thể thay đổi tính toán đó.
Tối 17/5 (giờ Việt Nam) tài khoản twitter B-2 Piot đăng tải nội dung Máy bay ném bom B-2 ném bom xuyên phá GBU-57 MOP trong một động thái được cho là cảnh báo Iran.