Cổ nhân dạy 'Nạn ở miệng, ốm ở chân' là ám chỉ cần tránh những điều đại kỵ nào?

QUỐC THÁI(Nguồn: Sohu) |

Vì sao người xưa lại cho rằng nạn sẽ tới từ miệng còn bệnh tật xuất phát từ chân?

Nhiều câu nói của cổ nhân đều được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm để lại cho thế hệ sau. Qua đó, ta có thể tạm hiểu câu “Nạn ở miệng, ốm ở chân” vốn để chỉ những bệnh tật từ 2 vị trí này mà ra. Nhưng cụ thể đó là những lưu ý gì?

Không ăn sáng

Cổ nhân dạy 'Nạn ở miệng, ốm ở chân' là ám chỉ cần tránh những điều đại kỵ nào?- Ảnh 1.

Bỏ ăn sáng mang đến nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. (Ảnh: Pinterest)

Không ăn sáng là thói quen do nhiều yếu tố môi trường tác động, nhưng hành động bỏ ăn sáng mang đến nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Nghiên cứu từ tạp chí Jama của Hiệp hội Y học Mỹ chỉ ra rằng, người không ăn bữa sáng có nguy cơ bị đau tim cao gấp 27% và nguy cơ tử vong do bệnh tim cao trên 87% so với người luôn ăn bữa sáng.

Một nghiên cứu từ tạp chí American College of Cardiology cũng cho biết, người có ăn sáng dù nhiều hay ít thì nguy cơ đối với bệnh xơ vữa động mạch cũng chỉ rơi vào khoảng 21%, trong khi những người không ăn sáng lại lên đến 67%.

Nếu bỏ bữa sáng liên tục sẽ khiến khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể suy giảm trầm trọng.

Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn còn ở dạng thô. Điều này làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Mặt khác, khi ăn nhanh, nuốt vội vàng khiến cho thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, không hấp thu dinh dưỡng cần thiết và tăng cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn.

Ngoài ra, việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì do cơ thể ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy.

Các chuyên gia khuyến nghị nên kéo dài ít nhất 20 phút. Ăn quá nhanh không chỉ hại dạ dày mà còn dễ gây ăn quá nhiều, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường cùng nhiều bệnh khác.

Ít uống nước

Cổ nhân dạy 'Nạn ở miệng, ốm ở chân' là ám chỉ cần tránh những điều đại kỵ nào?- Ảnh 2.

Nước chiếm vai trò quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. (Ảnh: Pinterest)

Nước chiếm vai trò quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể nên uống ít nước có thể gây ra những tác động khác nhau. Theo Yahoo , thiếu nước có thể gây ra các tác hại lâu dài như táo bón, giảm chức năng thận và sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và rối loạn tâm thần.

Mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất 8 ly nước. Nếu tập thể dục, chơi thể thao hoặc sinh hoạt dưới môi trường nhiệt độ cao thì cần tăng lượng nước uống vào.

Nếu không thích nước, chúng ta vẫn có thể bổ sung nước bằng một số loại thực phẩm. Các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu, dừa, dưa leo cũng có hàm lượng nước rất cao. Ăn các món như canh, súp, phở, cháo, hủ tíu cũng là cách bổ sung nước cho cơ thể.

Hút thuốc, uống rượu

Rượu, bia hay thuốc lá thì đều không phải là thứ tốt cho sức khỏe. Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là độc hại, trong đó khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da.

Rượu bia là nhóm thức uống khá được ưa chuộng trong các cuộc vui bạn bè, hay khách hàng. Khi rượu bia được đưa vào cơ thể, sau khi được hấp thụ tại dạ dày (20%) và ruột non (80%), chúng sẽ được tiến hành chuyển hóa tới 90% tại gan.

Quá trình chuyển hóa này khiến gan liên tục chịu tác động từ các chất độc tố có trong rượu. Khi tình trạng này kéo dài và diễn ra liên tục khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Người uống nhiều rượu có nguy cơ cao mắc các bệnh như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư gan.

Ngoài ra, khi sử dụng rượu sẽ gây ra các bệnh gồm tâm thần kinh, tiểu đường, bệnh gout, bệnh viêm dạ dày,... Bên cạnh những nguy cơ bệnh tật ảnh hưởng đến người uống, uống rượu còn có thể gây thương tích vô ý và cố ý ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho cả người uống và những người khác, ảnh hưởng đến xã hội.

Lười luyện tập thể thao

Cổ nhân dạy 'Nạn ở miệng, ốm ở chân' là ám chỉ cần tránh những điều đại kỵ nào?- Ảnh 3.

Theo nghiên cứu, đi bộ có thể làm cho xương, cơ, dây chằng, khớp và nhiều cơ quan khác của toàn cơ thể hoạt động tích cực. (Ảnh: Pinterest)

Bàn chân không chỉ đóng vai trò là bộ phận chính giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, tham gia vào các hoạt động của toàn bộ chi dưới mà mỗi một vị trí trên lòng bàn chân còn gắn kết với nhiều cơ quan khác nhau. Trong nhiều trường hợp, thông qua những biểu hiện như bàn chân để biết được những vấn đề sức khỏe mà mình đang mắc phải.

Bên cạnh việc ăn uống thì mọi người nên siêng tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe của mình. Theo nghiên cứu, đi bộ có thể làm cho xương, cơ, dây chằng, khớp và nhiều cơ quan khác của toàn cơ thể hoạt động tích cực, không những có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, kéo giãn cơ và xương mà còn giúp các khớp xương dẻo dai hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại