Có nên tiếp xúc trực tiếp với người xạ trị không?

Thế Hưng |

Xạ trị là biện pháp sử dụng các tia năng lượng cao chiếu vào cơ thể để diệt tế bào ung thư. Hiện nay có khoảng 50% đến 70% bệnh nhân ung thư được chỉ định liệu pháp này để điều trị. Vậy mọi người xung quanh có nên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân không?

Điều trị ung thư bằng xạ trị là cách các bác sỹ sử dụng máy phát ra tia X, hay tia gama chiếu vào cơ quan có chứa ung thư để diệt. Ví dụ như người mắc ung thư phổi sẽ chiếu vào phần ngực, ung thư não sẽ chiếu xạ vào đầu, ung thư dạ dày ruột sẽ chiếu vào vùng bụng... Các tia này chỉ làm tổn thương đến các vùng bị chiếu vào chứ không gây ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh. Bởi vậy mọi người hoàn toàn an tâm và không cần cách ly với người đang xạ trị.

Có nên tiếp xúc trực tiếp với người xạ trị không? - Ảnh 1.

Xạ trị ung thư không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh

Tuy nhiên nếu bệnh nhân sử dụng đồng vị phóng xạ dưới dạng uống thì những chất thải của bệnh nhân như tuyến mồ hôi, nước tiểu, nước bọt, phân… có thể sẽ bị nhiễm phóng xạ. Vì vậy bệnh nhân cần phải tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh. Ví dụ: Với bệnh nhân ung thư tuyến giáp được chỉ định sử dụng thuốc iod 131...

Thời gian tránh tiếp xúc trực tiếp là bao lâu?

Thời gian mọi người nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân sử dụng chất đồng vị phóng xạ:

- Người nhà nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân trong khoảng 48h sau khi uống thuốc.

- Với những bạn gái trẻ chưa kết hôn và đang mang thai, cho con bú không nên tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng một tháng để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên tính đến nay vẫn chưa có ghi nhận trường hợp nào bị ảnh hưởng đến sức khỏe do tiếp xúc với bệnh nhân sử dụng đồng vị phóng xạ. Để tránh nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đến người xung quanh, bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân nên tuân thủ một số nguyên tác sau:

- Uống nhiều nước để loại bỏ đồng vị phóng xạ ra khỏi cơ thể.

- Hạn chế đến và đi những nơi, phương tiện công cộng.

- Sau khi đi vệ sinh nên rửa tay sạch bằng xà phòng, dội rửa bồn cầu vài lần sau mỗi lần dùng.

Có nên tiếp xúc trực tiếp với người xạ trị không? - Ảnh 2.

Sau mỗi lần đi vệ sinh bệnh nhân nên rửa tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm

– Duy trì khoảng cách an toàn với người khác > 1m.

- Sử dụng một số dụng cụ hàng ngày riêng như: bát đũa, khăn tắm, khăn lau mặt, quần áo giặt riêng.

– Tránh hôn và quan hệ tình dục.

Bệnh nhân cần lưu ý gì trong quá trình điều trị

Trong quá trình điều trị các tia năng lượng cao chiếu vào cơ thể sẽ làm tổn thương đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Vì vậy bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ chẳng hạn như: Vùng da bị chiếu xạ sẽ thấy sưng, đỏ, rát, khô da, nở loét dễ viêm nhiễm... Bệnh nhân cần được chăm sóc những bộ phận này thật cẩn thận như bôi kem, vệ sinh sạch sẽ, tránh để tiếp xúc với bụi bẩn...

Nếu bệnh nhân chiếu xạ vào vùng bụng có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc ruột khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng bị cản trở, mất vị giác, buồn nôn, và nôn… làm cho bệnh nhân không có đủ sức khỏe, gây ảnh hưởng đến phác đồ và hiệu quả của quá trình điều trị. Vì vậy bệnh nhân cần được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết để đảm bảo cơ thể không bị suy kiệt. Bên cạnh đó bệnh nhân cần kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức để kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố giúp bệnh nhân ung thư nhanh chóng hồi phục.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại