Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi Viện khoa học sức khỏe và môi trường Mỹ (NIEHS), 1/3 các nhãn hàng sử dụng chai nhựa trong đó có chứa vi khuẩn và chất hóa học gây ung thư cho con người, rất nhiều chất vượt quá ngưỡng cho phép.
Chai nhựa có chứa các hóa chất nguy hiểm, gây ung thư
Chai nhựa không vô hại như bạn vẫn nghĩ, bởi chúng có thể lưu lại và phân giải ra các hóa chất nguy hiểm. Các ký hiệu đặc biệt ở đáy chai cần được lưu ý về nguyên liệu và mức độ độc hại của chai nhựa.
Xem biểu tượng dưới đáy chai để biết nguyên liệu nhựa và mức độ độc hại nếu tái sử dụng
Dưới đáy chai thường có kí tự hình tam giác với một con số nào đó được ghi bên trong sẽ cho biết loại nhựa được sử dụng để sản xuất ra chai nhựa đó. Điển hình như số "1" (nguyên liệu PET), nếu thấy kí tự này và con số 1 có nghĩa là chai nhựa đó chỉ an toàn khi sử dụng một lần.
Khi bạn để loại chai nhựa này dưới nhiệt độ nóng hoặc ánh nắng mặt trời, chúng có thể làm cho chất độc hại chảy ra và hòa vào nước.
Chai nhựa với số "3" hoặc "7" (nguyên liệu PVC hoặc PC), bạn hãy cẩn thận vì những loại nguyên liệu này có chứa chất độc này có thể xâm nhập vào thực phẩm và nước. Đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh hiểm nghèo.
Loại chai có thể tái sử dụng được làm từ nguyên liệu polyethylene và được đánh dấu bằng số "2" hoặc "4". Loại chai được làm từ polypropylene được đánh dấu bằng số "5" kèm chữ PP. Những loại chai này tương đối an toàn khi dùng để chứa nước lạnh và nếu được khử trùng đúng cách.
Chai nhựa là trung gian chứa cả ổ vi khuẩn
(Ảnh minh họa)
Quá trình vệ sinh chai nhựa để tái sử dụng cần được thực hiện nghiêm ngặt nhưng hầu như chúng ta đều coi nhẹ, thậm chí bỏ qua bước quan trọng này.
Một khía cạnh khác cần lưu ý khi nói đến chai nhựa đó là trung gian chứa vi khuẩn. Mức độ vi khuẩn có trong chai thường vượt quá ngưỡng cho phép đối với cơ thể con người.
Chính hành động của chúng ta đã tiếp tay cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển thông qua việc cầm chai bằng tay bẩn, sục rửa chai bằng nước thường ở nhiệt độ phòng. Điều này không đủ để rửa sạch chai nhựa.
Quá trình vệ sinh chai nhựa để tái sử dụng cần được thực hiện nghiêm ngặt nhưng hầu như chúng ta đều coi nhẹ, thậm chí bỏ qua bước quan trọng này. Sau khi rửa chai, vi khuẩn sẽ lưu lại và khiến cho bạn mắc bệnh, thậm chí nhiễm virus viêm gan A.
Miệng chai là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Cách tốt nhất là rót ra cốc, dùng ống hút hoặc múc đồ ra bát để dùng chứ không dùng miệng đặt trực tiếp vào chai để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Chai nhựa sản sinh ra chất độc
Lưu ý hạn chế để chai nước quá lâu và uống ngay sau khi mua sẽ đảm bảo sức khỏe hơn
Antimony là một chất độc hại thường được sử dụng trong sản xuất chai nhựa đựng nước. Vì vậy, để nước trong chai càng lâu, chất antimony càng sinh ra nhiều.
Antimony trong chai nhựa có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Chính vì thế việc hạn chế để chai nước quá lâu và uống ngay sau khi mua sẽ đảm bảo sức khỏe hơn.
Lưu ý khi bảo quản chai nhựa
Chai lọ bằng nhựa không nên lưu trữ, bảo quản ở nhiệt độ cao
Chai lọ bằng nhựa không nên lưu trữ, bảo quản ở nhiệt độ cao bởi nhiệt độ cao có thể làm cho nhựa bị biến dạng, phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.
Tương tự, nếu để chai nước trong nhà để xe, tiếp xúc với ống xả, trong phòng kín có chứa thuốc trừ sâu, và các hóa chất khác sẽ gây nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến mùi vị của nước trong chai.
*Theo Steptohealth