Cách đây không lâu, tình trạng tiêu hóa của Lý Anh không tốt lắm, hay đau bụng hoặc táo bón. Cô thường xuyên phải uống thuốc để thuyên giảm triệu chứng. Năm ngoái, các triệu chứng ngày càng rõ ràng nên Lý Anh đã đến bệnh viện khám. Lúc đó kết quả khám cho biết là viêm ruột, cần phải nhập viện, bác sĩ nhắc Lý Anh phải chú ý đến căn bệnh này.
Nhưng sau khi các triệu chứng ổn định, cô tưởng mình đã khỏi bệnh. Ai biết rằng chỉ một năm sau, các triệu chứng như táo bón, đau bụng lại lần lượt xuất hiện. Tuy nhiên, cuộc kiểm tra này khiến mọi người ngạc nhiên, Lý Anh đã bị chẩn đoán ung thư.
Và vì được phát hiện muộn nên tình trạng đã bước vào thời điểm nguy kịch, không còn là vấn đề có thể giải quyết bằng tiểu phẫu. Chỉ tới lúc này, Lý Mẫn mới cảm thấy hối hận vì đã chủ quan với bệnh tình của mình. Nếu chú ý hơn, cô đã không bỏ lỡ thời cơ vàng để điều trị bệnh. Trên thực tế, nhiều người cũng giống như Lý Anh, thường coi thường tình trạng viêm nhiễm, nhưng ít ai biết rằng chính những vết viêm nhỏ này sẽ mở đường cho bệnh ung thư.
Viêm nhiễm lâu dài có thể là "trợ lý đắc lực" cho bệnh ung thư
Trên thực tế, phản ứng viêm trong cơ thể có thể không phải là "điều xấu". Mọi người đều có thể bị bong gân. Nói chung, vết bầm tím sẽ xuất hiện nhanh chóng trên vùng bị ảnh hưởng. các tế bào bạch cầu và protein sẽ bị thu hút đến vùng bị ảnh hưởng.
Tương tự, khi ứng phó với sự xâm nhập của virus ngoại lai, bạch cầu cũng nhanh chóng can thiệp, nhưng ở đây có một vấn đề đối với một số loài ngoại lai, bạch cầu không sàng lọc được chúng, khiến cơ thể chúng ta ngày càng có nhiều phản ứng viêm, tình trạng viêm mãn tính dần xuất hiện.
Nhưng đừng đánh giá thấp tình trạng viêm mãn tính, bác sĩ Vương Bá Quân - trưởng Khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện trực thuộc Trường Y Đại học Ninh Ba (Trung Quốc), đã chỉ ra rằng tình trạng viêm mãn tính rất có hại cho cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư phổi, ung thư dạ dày, thậm chí ung thư thực quản và ung thư vú.
Năm nay, Trung tâm Ung thư Dana-Farber Brigham liên kết với Trường Y Harvard đã xuất bản một bài báo về mối quan hệ giữa viêm và ung thư, chỉ ra rằng viêm là phản ứng của tế bào miễn dịch với nhiễm trùng bên ngoài, chấn thương và phản ứng đối phó là một phản ứng phức tạp của quá trình miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu tình trạng viêm không được ngăn chặn kịp thời và tiếp tục hình thành tình trạng viêm mãn tính thì một khi các tế bào bất thường xuất hiện trong quá trình sửa chữa tế bào hoặc các tế bào mang DNA bị tổn thương tiếp tục phân chia cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Trước đó, một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Genetics nêu lên rằng đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp về mối quan hệ giữa tình trạng viêm và ung thư. Các nhà nghiên cứu đã gây ra tình trạng viêm một cách nhân tạo và phát hiện ra rằng số lượng gen đột biến TP53 ở chuột tăng lên đáng kể và đây chính là gen xuất hiện ở nhiều loại khối u.
Mặc dù cơ thể con người có thể phát hiện và xử lý các tế bào đột biến này thông qua hệ thống miễn dịch dưới dạng phản ứng viêm, nhưng tình trạng viêm lâu dài sẽ "đổ thêm dầu vào lửa" và đẩy nhanh sự xuất hiện của ung thư.
Về vấn đề này, Rudolf Virchow, cha đẻ của bệnh lý học người Đức, đã từng chỉ ra rằng ung thư có thể được coi là "một vết thương viêm nhiễm không thể lành". Quan điểm này còn tiết lộ thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng viêm và ung thư, tức là tình trạng viêm mãn tính có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh ung thư.
4 loại viêm nhiễm cần đặc biệt thận trọng
"Viêm" nghe có vẻ không có hại lắm so với "ung thư", nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều người không để ý đến tình trạng viêm, điều này còn làm trầm trọng thêm nguy cơ phát triển ung thư. Mặc dù không phải tình trạng viêm nào cũng dẫn đến ung thư, nhưng có 4 loại viêm mà bạn cần cảnh giác:
1. Viêm dạ dày
Các bác sĩ chỉ ra rằng, nhiễm Helicobacter pylori là mối đe dọa quan trọng gây ra viêm dạ dày và thậm chí là viêm dạ dày mãn tính, và đây là nguy cơ chủ yếu gây ra ung thư dạ dày. Một khi phát hiện viêm nhiễm ở dạ dày, bệnh nhân cần đặc biệt cẩn trọng.
2. Viêm tụy
Là một bệnh viêm đường tiêu hóa phổ biến, viêm tụy được chia thành cấp tính và mãn tính. Viêm tụy mãn tính cũng là nguyên nhân quan trọng gây ung thư tuyến tụy. Trong số những bệnh nhân mắc bệnh ung thư lâm sàng, 80% có tiền sử viêm tụy sớm. Các bác sĩ nhắc nhở rằng viêm tụy mãn tính có thể gây ra tổn thương mô tụy liên tục, cộng với sự kích thích lặp đi lặp lại từ những thói quen xấu khác, có thể dễ dàng dẫn đến ung thư tuyến tụy.
3. Viêm gan B
Viêm gan B cũng là nguyên nhân phổ biến gây ung thư gan. Bệnh nhân thường bỏ qua việc điều trị viêm gan B, khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn và tổn thương tế bào gan liên tục, gây xơ hóa tế bào gan, thậm chí là xơ gan và cuối cùng dẫn đến ung thư gan. Vì vậy nếu phát hiện viêm gan B thì phải can thiệp kịp thời.
4. Viêm loét đại tràng mãn tính
Viêm loét đại tràng, đặc biệt là kích thích viêm lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư ruột kết, còn viêm loét đại tràng mãn tính cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư khi tình trạng viêm nặng hơn và phạm vi viêm mở rộng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, theo thời gian, nguy cơ ung thư ở bệnh nhân viêm loét đại tràng trong 10 năm, 20 năm và 30 năm tới lần lượt là 2%, 8% và 18%.