Ngất xỉu do thường xuyên uống… trà sữa
Tiểu Vân năm nay 16 tuổi, ở Đài Bắc (Đài Loan), cô là học sinh trung học, bình thường cô bé có sức khỏe tốt, cũng không ăn kiêng để giảm cân. Tuy nhiên gần đây, Tiểu Vân luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, sắc mặt tái nhợt. Có một hôm đang học trên lớp, Tiểu Vân đột nhiên bị ngất xỉu, cô bé được nhà trường đưa đến bệnh viện Thư Điền để cấp cứu.
Bác sĩ sau khi hỏi về cuộc sống sinh hoạt của Tiểu Vân và biết rằng, cô bé rất thích uống trà sữa.
Sau khi kiểm tra, xét nghiệm máu phát hiện, huyết sắc tố bình thường, nhưng ferritin chỉ có 9,5 (μg / L), thấp hơn rất nhiều so với người bình thường từ 20 đến 291 (μg / L), (ferritin là một tế bào protein trong máu có chứa chất sắt).
Điều này chứng tỏ Tiểu Vân bị thiếu sắt trầm trọng, và tình trạng này không được cải thiện nên dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Và đây là nguyên nhân dẫn đến Tiểu Vân bị ngất.
Bác sĩ sau khi hỏi về cuộc sống sinh hoạt của Tiểu Vân và biết rằng, cô bé rất thích uống trà sữa, và uống đều đặn 3 bữa một ngày. Trà sữa cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến Tiểu Vân bị thiếu sắt.
Tại sao uống trà sữa lại dẫn đến cơ thể thiếu sắt?
Ông Chu Minh Văn, giám đốc Bệnh viện Thư Điền (Shutien) tại Đài Loan cho biết: "Công dụng chủ yếu của sắt trong cơ thể là hình thành nên huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu, có thể mang oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể và cũng giúp loại bỏ carbon dioxide".
Ông Minh khẳng định Tiểu Vân bị suy nhược do uống trà sữa kéo dài.
Các triệu chứng thiếu sắt trong cơ thể bao gồm: Suy nhược, mệt mỏi, lờ đờ, chóng mặt, khó thở, đánh trống ngực, sắc mặt nhợt nhạt, sức khỏe thể chất kém, thiếu máu do thiếu sắt sẽ dẫn đến bệnh nhân bị ngất xỉu. Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt, trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên đang phát triển nhanh hoặc ăn chay.
Trà sữa cũng có mối quan hệ đến việc thiếu sắt, Bác sĩ Chu Minh Văn nhấn mạnh rằng canxi trong sữa, axit tanic trong trà hoặc cà phê, axit thực vật và chất xơ trong thực vật, đều gây tác dụng cản trở quá trình hấp thụ sắt, để có thể hấp thụ tốt chất sắt, cần phải có môi trường axit.
Ngoài ra, chất kiềm trong trà sẽ làm trung hòa axit trong dạ dày, nếu uống trà vào mỗi bữa ăn, vô tình sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt.
Uống trà sữa gây cản trở hấp thụ sắt...
Vì vậy mà trong một giờ trước mỗi bữa ăn, không nên uống trà sữa, cà phê hay trà xanh, để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ. Đặc biệt, đối với thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển tốt nhất không nên uống trà sữa.
Bởi trà sữa không những gây thiếu sắt, còn gây nên tình trạng béo phì, gây tổn thương chức năng gan thận và các bệnh tìm mạch. Đặc biệt với nam giới, thường xuyên uống trà sữa còn có thể dẫn đến vô sinh.
Bác sĩ Chu Minh Văn cũng chỉ ra rằng, những người dễ nguy cơ bị thiếu sắt nên ăn một số thực phẩm để bổ sung sắt như gan lợn, tiết lợn, gan cá, những hải sản có vỏ như sò huyết, bào ngư; các loại rau củ có màu đỏ, cần tây, rong biển, hạt vừng, hạt điều…
Đương nhiên, cũng cần hạn chế lượng thực ẩm bổ sung, bởi nếu như hàm lượng sắt trong cơ thể bị bổ sung quá nhiều dẫn đến thừa thì lại mang đến nguy cơ mắc các chứng bệnh khác.
(Nguồn: Sina)