Một trạm năng lượng quay quanh Trái đất ở độ cao 36.000 km có thể cung cấp nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời mà không chịu các ảnh hưởng của khí quyển, yếu tố đặc thù mùa và thời gian trong ngày, theo truyền thông Trung Quốc.
Trang nhất của tờ Nhật báo Khoa học và Công nghệ Trung Quốc thậm chí tiết lộ thêm rằng việc xây dựng một trạm năng lượng đầu tiên trong không gian có tính chất thử nghiệm này đã được bắt đàu tại Trùng Khánh.
Pang Zhihao, một nhà nghiên cứu thuộc China Academy of Space Technology Corporation chia sẻ một trạm năng lượng mặt trời trong không gian hứa hạn sẽ mang đến cho con người một nguồn năng lượng sạch không có giới hạn.
Được biết, các nhà khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch sẽ đưa vào hoạt động một trạm năng lượng mặt trời cỡ nhỏ và trung tại tầng bình lưu để phát định trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2025. Một nhà máy có công suất nhiều megawatt sau đó có thể đi vào hoạt động từ năm 2030.
Phó Chủ tịch học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc Li Ming cho biết ông kì vọng Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên phát triển được trạm phát điện năng lượng mặt trời trong không gian với các giá trị thực tế.
Ông Pang chia sẻ thêm rằng một số thách thức về mặt kĩ thuật cho kế hoạch này bao gồm trọng lượng của trạm phát điện, có thể lên tới 1.000 tấn. Trong trường học bạn chưa biết trạm ISS ở thời điểm hiện tại cũng chỉ có trọng lượng 400 tấn.
Các nhà nghiên cứu đang đánh giá khả năng sử dụng robot và công nghệ in 3D để có thể xây dựng ngay trong không gian thay vì phải đưa nhiều cấu trúc và vật liệu rất nặng từ Trái đất.