Trong một khảo sát nhỏ gần đây cho thấy, thói quen trụng mì xuất phát từ suy nghĩ của người sử dụng cho rằng làm như vậy sẽ giúp loại bỏ một phần chất béo trong mì ăn liền.
Theo đó, cứ mỗi lần sử dụng mì ăn liền, chị Thu Hà (nhân viên văn phòng) đều tiến hành trụng mì 2 lần qua nước sôi trước khi ăn.
Vì theo chị chia sẻ làm như vậy sẽ giúp loại bỏ một phần lớp mỡ bám trên sợi mì.
Có cùng suy nghĩ, anh Quang Huy (kỹ sư) vừa pha tô mì nóng hổi vừa cho biết: "Công việc xây dựng nay đây mai đó, ở công trường nhiều hơn ở nhà nên lúc nào cũng "thủ" mì gói bên mình.
Mì gói thì nhanh tiện nhưng kì này nghe bạn bè nói cần trụng mì trước ăn để hạn chế bớt chất béo transfat nên dù vội thế nào mình cũng không quên bỏ qua bước này".
Những suy nghĩ và thói quen trên của chị Thu Hà hay anh Huy trong sử dụng mì ăn liền là không cần thiết.
Theo GS-TS Đống Thị Anh Đào, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM làm rõ, một gói mì có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng từ tinh bột cho một người trong một bữa ăn.
Hàm lượng chất béo thấm trong vắt mì chiên có thể ở 15% của khối lượng vắt mì, đã tạo ra một sự cân đối phù hợp cho một khẩu phần ăn.
GS-TS Anh Đào cũng cho biết thêm: "Theo kết quả kiểm tra từ Trung tâm 3 (2016), một số sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam có hàm lượng trans fat rất thấp, dao động chỉ từ (0.01 – 0.04)g và đạt chuẩn công bố "zero trans" của FDA".
(Theo quy định của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), nếu sản phẩm có chứa dưới 0.5g Trans fat trên một khẩu phần ăn thì được phép công bố "zero trans").
Vì vậy, người tiêu dùng không cần thiết phải thêm công đoạn "trụng mì" trước khi ăn, vừa tốn thời gian, lại làm mất cân đối chất dinh dưỡng của khẩu phần.
Thực tế, chất béo transfat không phải chỉ có do con người tạo ra (do quá trình hy-drogen hóa dầu thực vật) mà còn được sản xuất ra trong ruột của 1 số động vật ăn cỏ.
Vì thế có thể có 1 lượng nhỏ transfat trong các sản phẩm động vật như thịt, sữa và chế phẩm sữa của các con vật này (thịt bò, thịt trâu, thịt cừu và sữa của chúng).
Ở trong quy trình sản xuất mì ăn liền hiện đại, chẳng hạn như Acecook Việt Nam, để hạn chế tranfast, nhà sản xuất sử dụng dầu thực vật dạng rắn được tách lọc tự nhiên bằng tác nhân làm lạnh gián tiếp là nước lạnh, dầu được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thuỷ) trước khi chiên, đồng thời dầu mới luôn được cung cấp một lượng bằng với lượng đã hao hụt một cách tự động và liên tục trong suốt quá trình chiên.
Vì thế, chỉ số Acid Value (chỉ tiêu đánh giá mức độ oxy hóa của dầu) luôn được duy trì ở mức thấp và ổn định, được kiểm tra đánh giá thường xuyên theo quy định của Uỷ ban tiêu chuẩn Quốc tế Codex và tiêu chuẩn Việt Nam (Acid Value (AV) ≤ 2 mg KOH/1 g dầu).
Cùng quan điểm với GS-TS Đống Thị Anh Đào, BS Lương Lễ Hoàng của chương trình Y Khoa Vui Vẻ cho biết, việc trụng mì qua 1 lần rồi mới ăn là không cần thiết, thậm chí không nên vì làm mất đi khẩu vị độc đáo của món ăn này.
Ví dụ như, qua tìm hiểu thực tế cho thấy, có nhiều sản phẩm mì ăn liền của Aceccook dùng nước cốt từ thịt gà và chiết xuất từ nghệ tươi để tẩm vào sợi mì tạo mùi vị và tính ngon miệng cũng như cung cấp thêm dinh dưỡng cho bữa ăn.
Vì thế, nếu người tiêu dùng vẫn giữ thói quen rửa mì trước ăn thì sẽ vô tình làm mất đi một phần dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng, khó cưỡng nổi của món ăn hấp dẫn này.