Chuyên gia tiểu đường liệt kê 8 dấu hiệu glucose ‘mắc kẹt trong máu’ và cách giảm đường huyết hiệu quả

Trà My |

Một chuyên gia tiểu đường mới đây đã tiết lộ 8 dấu hiệu đường huyết cao và cách ăn uống giúp giảm đường huyết.

Trả lời tờ Express, Claire Lynch, chuyên gia dinh dưỡng và giáo dục về bệnh tiểu đường người Anh, cho biết: "Bệnh tiểu đường loại 2 là do kháng insulin. Insulin là một loại hormone giúp glucose (đường) di chuyển từ máu vào các cơ quan (cơ, não, tim, gan), nơi cần năng lượng". Khi cơ thể kháng insulin, "glucose gia tăng sẽ mắc kẹt" trong máu.

8 dấu hiệu đường huyết cao

Nữ chuyên gia nói rằng có những dấu hiệu của đường huyết cao mọi người cần chú ý.

Đầu tiên, Lynch cảnh báo "cảm thấy rất khát nước" có thể là dấu hiệu của đường huyết cao.

Một dấu hiệu khác có thể xảy ra là "đi tiểu thường xuyên hơn", đặc biệt là khi bạn thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh.

Lượng đường trong máu cao có thể khiến mọi người cảm thấy "mệt mỏi" và có thể dẫn đến "ngứa hoặc nhiễm trùng nấm ở bộ phận sinh dục".

Những người đang có đường huyết cao cũng có thể bị "mờ mắt", theo chuyên gia.

Bệnh nhân tiểu đường có lượng đường huyết không được kiểm soát cũng có thể cảm thấy đói hơn, vết thương lâu lành hơn và có thể giảm cân không chủ ý.

Chuyên gia tiểu đường liệt kê 8 dấu hiệu glucose ‘mắc kẹt trong máu’ và cách giảm đường huyết hiệu quả - Ảnh 1.

Máy đo đường huyết. (Ảnh minh họa)

Tóm lại, dưới đây là tám dấu hiệu glucose bị mắc kẹt trong máu, theo nữ chuyên gia:

1. Cảm thấy rất khát nước

2. Đi tiểu thường xuyên hơn - cần thức dậy trong đêm để đi tiểu

3. Cảm thấy mệt mỏi

4. Ngứa hoặc nhiễm trùng nấm ở bộ phận sinh dục

5. Giảm cân không chủ ý

6. Vết thương lâu lành

7. Mờ mắt

8. Tăng cảm giác đói.

Lynch cho biết thêm: "Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu".

"Sự tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm chứa carbohydrate xảy ra rất nhanh khi những thực phẩm này được tinh chế và chế biến ở mức độ cao".

Mặt khác, thực phẩm giàu chất xơ khó tiêu hóa hơn, do đó làm chậm quá trình tiêu hóa.

Thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế bao gồm:

- Bánh ngọt, bánh quy

- Bánh kem

- Đồ uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây

- Bánh mì trắng, gạo trắng.

Chuyên gia tiểu đường liệt kê 8 dấu hiệu glucose ‘mắc kẹt trong máu’ và cách giảm đường huyết hiệu quả - Ảnh 2.

Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp phòng ngừa, kiểm soát bệnh tiểu đường.

Thực phẩm giúp giảm đường huyết

"Tin tốt là không phải tất cả carbohydrate đều xấu", Lynch nói thêm. "Thực phẩm toàn phần có nguồn gốc thực vật, ít qua chế biến, được tiêu hóa chậm hơn nhiều", Lynch nói.

Như vậy, thực phẩm toàn phần "có tác động ít hơn đáng kể đến lượng đường trong máu của bạn".

Lynch giải thích: "Chúng chứa nhiều chất xơ, giúp bạn no lâu hơn và thậm chí còn có lợi đối với vi khuẩn đường ruột".

"Có một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh được biết là có ảnh hưởng tích cực đến tín hiệu đói, tâm trạng và thậm chí thúc đẩy tác dụng của insulin thông qua các tương tác nội tiết tố".

Lynch khuyến nghị các loại thực phẩm "có thể giúp giảm lượng đường trong máu", chẳng hạn như:

- Trái cây nguyên quả

- Rau

- Ngũ cốc nguyên hạt (gạo nguyên hạt, yến mạch, quinoa, kiều mạch…)

- Các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng…)

- Các loại hạt.

Lynch nói: "Có những điều quan trọng cần nhớ khi cố gắng kiểm soát bệnh tiểu đường, hoặc khi ngăn ngừa hoặc đảo ngược bệnh bằng dinh dưỡng từ thực vật".

Đó là:

- Tránh/hạn chế thực phẩm chế biến nhiều lần có nhiều muối, đường và chất béo bão hòa

- Hạn chế uống rượu

- Tránh thức ăn và đồ uống nhiều đường - uống chủ yếu là nước

- Tập trung chế độ ăn vào thực phẩm toàn phần có nguồn gốc thực vật

- Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế

- Hoạt động thể chất thường xuyên.

(Nguồn: Express)

Chuyên gia tiểu đường liệt kê 8 dấu hiệu glucose ‘mắc kẹt trong máu’ và cách giảm đường huyết hiệu quả - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại