Chuyên gia tai mũi họng cảnh báo: Trẻ bị liệt mặt, điếc vì viêm tai giữa đang gia tăng

Ngọc Anh |

Viêm tai giữa là bệnh vô cùng thường gặp ở trẻ em, bệnh hàng đầu trong ngành tai mũi họng nó để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.


Liệt mặt, suy kiệt vì viêm tai giữa

Bé Nguyễn Bảo Như – 3 tuổi, ở Nghệ An, được bố mẹ đưa đến bệnh viện khám cấp cứu vì tự nhiên bé bị méo một bên miệng kèm theo mặt hơi lệch, tai chảy mủ mùi rất thối và khó chịu.

Bố mẹ của bé Như tưởng con bị trúng gió hay bệnh gì nhưng khi đến khám bác sĩ phát hiện bé bị viêm tai giữa, ứ mủ trong phần tai giữa và đã gây thối tai, kèm theo viêm dây thần kinh số 7, gây liệt bên mặt.

PGS Nguyễn Thị Hoài An –Giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết, từ ngày bà còn công tác tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã thường xuyên gặp các bé bị biến chứng như trên do viêm tai giữa mà bố mẹ bé không điều trị kịp thời, triệt để, khiến viêm tái đi tái lại kèm theo ứ dịch mủ trong tai.

Chuyên gia tai mũi họng cảnh báo: Trẻ bị liệt mặt, điếc vì viêm tai giữa đang gia tăng - Ảnh 1.

Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

PGS An cho biết, trường hợp của bé Đặng Bảo Nam – 2 tuổi, Hà Nội bị tiêu chảy nhiều ngày không đỡ, bé suy kiệt sức khoẻ, gia đình đưa đi khám các bệnh viện xét nghiệm phân làm đủ thứ không ra nguyên nhân và khi nội soi tai mũi họng thì phát hiện viêm tai giữa. Nguyên nhân này gây tiêu chảy ở trẻ mà không ai phát hiện ra nếu trẻ không kêu đau, không sốt.

Bác sĩ An cho biết nhiều trẻ đến khám kèm theo triệu chứng sốt cao, quấy khóc chảy dịch từ tai ra đều do viêm tai giữa gây ra.

Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

Bác sĩ An cho biết, trong cuộc đời của mỗi em bé thì có tới 70% bé bị viêm tai giữa, mỗi cháu có thể bị 1 – 2 đợt viêm tai giữa.

Em bé hay bị do tuổi nhỏ, thứ hai do em bé hay ăn trong tư thế nằm khiến em bé hay bị viêm tai giữa hơn người lớn.

Đặc biệt do đặc điểm tuổi, cấu trúc của vòi tai:

Thứ nhất: do hoạt động của vòi tai thông với họng chưa tốt. Vòi tai nằm ngang (chưa dốc, càng lớn càng dốc), hệ thống vòi mềm nên đóng mở chậm, sức đề kháng kém nên hay bị viêm tai giữa.

Chuyên gia tai mũi họng cảnh báo: Trẻ bị liệt mặt, điếc vì viêm tai giữa đang gia tăng - Ảnh 2.

Nhiều biến chứng nguy hiểm do viêm tai giữa

Thứ hai: Em bé tuổi đang hoàn thành cơ quan miễn dịch, giữa cơ thể và tổ chức VA tiếp xúc với các loại vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài tạo ra phản ứng miễn dịch làm cho em bé hay có tình trạng viêm VA và tổ chúc VA viêm nhiều, tái đi tái lại kèm biến chứng viêm tai giữa.

Các nghiên cứu của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương thì tuổi lên 3 tỷ lệ viêm tai giữa 17 – 18 %. Từ trên 3 – 5 tuổi giảm còn 9 %, và tiểu học chiếm 3 %. Liên quan tới tuổi rất nhiều.

Yếu tố thuận lợi của viêm tai giữa nữa là em bé sức đề kháng kém, bị suy giảm miễn dịch toàn thân làm em bé dễ nhiễm khuẩn.

Trường hợp viêm tai giữa cấp tái đi, tái lại nhiều lần tạo lỗ thủng màng nhĩ, gây viêm tai giữa mãn tính gây thủng màng nhĩ. Khi bé lớn phải mổ vá nhĩ cho bé nếu không sẽ ảnh hưởng tới thính lực.

Biến chứng thứ hai viêm tai giữa cấp điều trị không tích cực – gây viêm tai giữa ứ mủ kéo dài làm em bé điếc, nghễnh ngãng, lớn lên em bé bệnh xơ nhĩ, bệnh lý xương chũm, co kéo màng nhĩ, biến chứng nội sọ, viêm tắc tĩnh mạch bên, nhiễm trùng huyết….

PGS An cho biết những biến chứng gần nhất là em bé liệt mặt do dây thần kinh số 7 nằm trần và có thể gây liệt mặt do viêm tai giữa cấp.

Điều trị viêm tai giữa tuỳ thuộc vào từng bé. Nếu bé bị viêm tai giữa cấp điều trị kháng sinh toàn thân, có bé đau tai, bé thì quấy khóc, chảy mũi, ho thì điều trị triệu chứng. Khám phát hiện thì việc đầu tiên là chỉ định kháng sinh toàn than có thể dùng kháng sinh uống, hãn hữu dùng kháng sinh tiêm bé phải nhập viện.

Với những bé viêm tai giữa ứ dịch trong tai giũa, điều trị kháng sinh không hiệu quả những trường hợp này em bé ngoài 13 tháng cần nạo VA cho em bé để cắt nguồn gây viêm hô hấp cho bé tái đi tái lại, bảo vệ thính lực cho em bé khi lớn lên vì nếu tai cứ có mủ khi bé lớn bị xơ nhĩ.

Bác sĩ An cho biết với em bé thủng màng nhĩ to quá sẽ đợi em bé đủ 7 tuổi tiến hành vá nhĩ, phục hồi lại thính lực và chức năng sinh lý của tai giữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại