Ráy tai là gì?
Theo PGS TS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện đa khoa An Việt ráy tai là hiện tượng sinh ra của các tuyến bã liên quan phần da ống tai. Ai cũng đều có lượng ráy tai sản sinh ra hàng ngày. Đây là hoạt động bài tiết bình thường của da
PGS An cho biết vì ống tai nằm trong hốc sâu nên việc ráy tai thường xuyên sinh ra. Trời phú cho đặc tính đặc biệt, toàn hệ thống da vẫn chuyển ráy tai từ trong ra ngoài cửa tai. Chu trình diễn ra hàng ngày, sinh lý bình thường, ráy tai là hoạt động xuất tiết tuyến bã sinh ra bảo bẩn hay nói không tốt là không đúng, không mất vệ sinh.
Ráy tai chỉ trở nên phiền phức trong hai trường hợp:
Thứ nhất: trong trường hợp khi ráy tai nhiều vì lý do nào đấy nó tích tụ trong tai nó có thể gây ra ống tai vận chuyển âm thanh từ bên ngoài vào màng nhĩ khó hơn, em bé nghe kém.
Thứ hai: ráy tai để lâu, khi bơi lội, tắm biển nước biển vào trong tai làm ráy tai chương lên gây viêm ống tai ngoài ráy tai ngoài.
PGS An và bệnh nhi
Làm thế nào để lấy ráy tai
Việc làm vệ sinh lấy ráy tai ra khỏi tai là thói quen tốt chứ không phải có tác hại nhưng chọn cách nào làm sạch ống tai trẻ em và bản thân chúng ta để bảo vệ tai ngoài tốt sẽ bảo vệ sự dẫn truyền âm thanh tốt.
Về y tế, PGS An cho biết các bác sĩ không khuyến khích lấy ráy tai cho em bé hàng ngày. Khi tắm gội nếu nước không may vào tai các con thì cha mẹ chỉ cần nghiêng tai để nước ra ngoài, dùng tăm bông thấm cửa tai để sạch nước, không khí ra vào tai nước đọng sẽ tự khô.
Nếu dùng các vật sắc nhọn để lấy ráy tai ra điều đó tuyện đối nên tránh. Cực kỳ nguy hiểm nếu khi em bé cựa đầu có thể làm tổn thương da ống tai, thủng màng nhĩ.
Trong quá trình khám chữa bệnh, PGS An cho biết bà gặp nhiều bệnh nhân vì lấy ráy tai dẫn đến các tai nạn đáng tiếc. Trường hợp hay gặp nhất là khi đang lấy ráy tai có người chạm khuỷu tay vào tăm bông xuyên sâu ống tai gây biến chứng nặng.
Còn khi lấy ráy, theo PGS An mọi người phải chọn thời điểm, tư thế để những người trong gia đình, trẻ em không chạm vào tay khi ngoáy tai.
Khi ngoáy tai phải hết sức nhẹ nhàng tuy tăm bông mềm, đã được tiệt khuẩn nhưng ngoáy tai thô bạo gây xước da ống tai. Đây là đường vi khuẩn thâm nhập vào gây viêm ống tai ngoài, bệnh nhân bị đau và há miệng cũng đau những người viêm ống tai ngoài khi đến bác sĩ khám đều hỏi có ngoáy tai không thì mọi người đều ngoáy tai thường xuyên.
Đặc biệt, có những cháu bé mẹ ngoáy tai rồi có người chạm phải khiến cháu đau tai dữ dội thậm chí chảy máu tai, nghe kém đó là biến chứng có thể gặp nhất là khi lấy ráy tai bằng dụng cụ sắc nhọn, gây nguy hiểm cho ống tai, gây thủng màng nhì.
Có nên lấy ráy tai ở tiệm cắt tóc
Nhiều người thường xuyên vào tiệm cắt tóc lấy ráy tai hoặc cho con ra tiệm nhờ thợ cắt tóc lấy, PGS An cho rằng thợ cắt tóc có thể lấy được ráy tai ra, họ lấy khéo nhưng do thợ cắt tóc không hiểu biết dụng cụ lấy ráy tai người này sang người khác nó có thể gây bệnh lây nhiễm ở da ống tai.
Với một dụng cụ dùng chung như thế nhiều trường hợp bị lây nhiễm nấm ống tai. Khi bệnh nhân vào viện, bác sĩ khai thác tiền sử do đi lấy ráy tai ngoài hiệu, dụng cụ này đã đưa nấm ống tai người bệnh gây khó khăn cho bệnh nhân khi lấy ráy tai.
Đặc biệt, lấy ráy tai gặp khó khăn nhất phải lấy cho trẻ em khó khăn vì ống tai trẻ nhỏ hẹp đưa tăm bông vào đã chặt khít ống tai vô tình ta lại đẩy ráy tai từ ngoài vào trong ống tai, bịt màng nhĩ khiến các em bé bị ù tai khi đến khám thì lấy ráy tai nằm chặt màng nhĩ và nguyên nhân do mẹ dung tăm bông đẩy ráy tai vào.
Các em bé bé hơn,mẹ ngoáy đẩy ráy tai vào em bé không nghe rõ, đi khám bác sĩ phát hiện ra rằng do lấy ráy tai cho em bé sai phương pháp.
Nên làm gì với ráy tai của con
Theo PGS An với trẻ em tốt nhất nên định kỳ 3 – 6 tháng nên đến bác sĩ lấy cho. Trường hợp các cháu ở xa bác sĩ, bố mẹ không có điều kiện 3 – 6 tháng kiểm tra và lấy ráy tai cho con thì chúng ta cũng không cần làm thế nào đưa dụng cụ vào càng sâu càng tốt để lấy ráy tai vì nó nguy hiểm gây rách da ống tai, thủng màng nhĩ. Đây là biến chứng không tốt của động tác lấy ráy tai.
Hệ thống luân chuyển của trẻ em nó sẽ vận động để nó chuyển ráy tai từ phía sâu ra đến cửa tai nên hàng ngày bố mẹ chỉ cần kiểm tra cửa tai xem ráy tai ra đến cửa chưa. Mỗi ngày nó ra 1 ít có thể dùng thìa lấy ráy tai, thô sơ dùng đuôi cặp tăm tròn khều ráy cửa tai. Tuyệt đối không đưa vào sâu trong tai để lấy ráy tai.