Chuyên gia Đài Loan: Có thể đến tận khi có vắc-xin khống chế Covid-19, chúng ta phải sống 'bán bình thường'

Vân Hồng |

Chuyên gia dịch tễ học Trần Kiến Nhân đã đưa những nhận định về dịch Covid-19 dựa trên thực tế tại Đài Loan, và khuyến cáo những điều nên làm cho đến khi chống dịch thành công.

Ông Trần Kiến Nhân dự đoán: Chúng ta phải sống trong trạng thái "bán bình thường" từ 1-1,5 năm nữa

Không còn nghi ngờ gì nữa, dịch Covid-19 đã thay đổi diện mạo của cuộc sống con người trên toàn thế giới. Bây giờ, một câu hỏi mà hầu hết mọi người đều hỏi là: Khi nào có thể khôi phục lại cuộc sống như bình thường?

Chuyên gia dịch tễ học và là một trong những lãnh đạo cấp cao Đài Loan - Trần Kiến Nhân (Chen Jianren) là thạc sĩ về y tế công cộng Đài Loan và nhận được bằng Tiến sĩ khoa học về di truyền học và dịch tễ học Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Chuyên gia Đài Loan: Có thể đến tận khi có vắc-xin khống chế Covid-19, chúng ta phải sống bán bình thường - Ảnh 1.

Ông cho rằng, nếu có một hệ thống thông báo sức khỏe toàn diện, có thể xét nghiệm ra ngay những bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp nhẹ, và sau đó có thể xác định được nguồn lây nhiễm. "Nếu chúng ta có thể làm điều này, thì mới có thể yên tâm rằng chúng ta an toàn."

Nhưng ông cũng suy đoán rằng trước khi vắc-xin ra đời, mọi người vẫn sẽ phải sống một cuộc sống "bán bình thường" trong khoảng từ 1 năm đến một năm rưỡi nữa. Trước khi vắc-xin xuất hiện, việc tuyệt đối duy trì khoảng cách xã hội là điều hoàn toàn cần thiết.

Mới đây, ông Trần đã tham gia trả lời phỏng vấn với phóng viên tờ Daily Telegraph ở Anh, liên quan đến xu hướng dịch COVID-19, ông cho rằng Virus SARS- CoV-2 giống như cúm - cũng sẽ rất dễ lây lan mạnh.

Đa số trường hợp là nhiễm trùng nhẹ hoặc không có triệu chứng và cuối cùng có thể rơi vào tình huống "không thể loại bỏ hoàn toàn (virus), mà sẽ cùng chung sống/tồn tại với chúng ta." Giống như bệnh cúm H1N1 năm 2009, hãy chuẩn bị thật tốt để chống lại virus này trong một thời gian dài.

Ông Trần cũng cho rằng trong từ 1 năm đến một năm rưỡi tới, mọi người có thể sống một cuộc sống "bán bình thường" và duy trì khoảng cách xã hội, nhưng không cần thiết phải dừng tất cả các hoạt động, ví dụ, chúng ta vẫn có thể làm việc và đi học bình thường, nhưng giảm bớt những sự kiện/hoạt động giải trí không cần thiết.

Có thể đi làm và đi học, nhưng giảm các hoạt động giải trí không cần thiết

Đây cũng là lý do cho sự phát triển của kỹ thuật sàng lọc nhanh và thuốc kháng virus. Với sàng lọc nhanh và thuốc kháng virus, bệnh nhân mắc bệnh nhẹ có thể đến phòng khám để sàng lọc nhanh, hễ được chẩn đoán (có nhiễm virus) thì họ có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus ngay lập tức và các trường hợp nhẹ có thể được chữa khỏi tại phòng khám cộng đồng.

Đối với bệnh nhân nặng thì cần chuyển đến bệnh viện trung tâm, tại đây có thể tiếp tục tiến hành sàng lọc nhanh và cung cấp thuốc kháng virus để điều trị cho bệnh nhân. Sau khi khỏi bệnh, tác dụng của virus giảm đi và nó sẽ không lây nhiễm cho người. (Được hiểu là phân cấp sàng lọc và điều trị, bệnh nhân nhẹ thì làm ở cơ sở, nặng thì chuyển lên tuyến trên).

"Khi sử dụng thuốc kháng virus để điều trị bệnh nhân, cần phải chữa bệnh cho bệnh nhân và bảo vệ tất cả những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân khỏi bị nhiễm trùng." Ông Trần nhấn mạnh.

Ông dự đoán rằng có thể sẽ có vắc-xin trong năm tới hoặc một năm rưỡi nữa. Bạn có thể sử dụng vắc-xin để ngăn ngừa dịch bệnh như dịch cúm năm 2009. "Nhưng từ nay đến lúc đó, chúng ta chắc chắn phải duy trì việc giữ khoảng cách xã hội."

Tuy nhiên, việc duy trì khoảng cách xã hội không cần phải dừng tất cả các hoạt động, bởi vì có những lý thuyết có liên quan cho thấy, chỉ cần hơn một nửa số người giảm 50% liên lạc xã hội, họ có thể kiểm soát dịch bệnh và mọi người có thể tiếp tục cuộc sống hàng ngày ở một mức độ hạn chế. Cuộc sống đó được gọi là "bán bình thường".

"Do đó, không cần thiết phải dừng tất cả các hoạt động. Bạn có thể đi học, đi làm và ra ngoài làm những công việc cần thiết, nhưng bạn phải giảm các hoạt động giải trí không cần thiết, chẳng hạn như đến trung tâm giải trí, du lịch, v.v.", ông Trần nhấn mạnh.

Đồng thời, cần tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học huyết thanh, lấy mẫu máu của người dân để nghiên cứu, tìm hiểu tình trạng nhiễm trùng của nhiều quốc gia khác nhau. "Chúng ta phải đảm bảo rằng bệnh sẽ không lây lan và rất cẩn thận để đảm bảo rằng sẽ không có đại dịch xảy ra nữa."

Chuyên gia Đài Loan: Có thể đến tận khi có vắc-xin khống chế Covid-19, chúng ta phải sống bán bình thường - Ảnh 2.

Châu Âu đang chậm lại và Hoa Kỳ vẫn đang tăng lên, mong chờ dịch bệnh giảm vào cuối tháng 5

Trước những tranh cãi từ mọi tầng lớp rằng có cần xét nghiệm sàng lọc chung không? Ông Trần nói rằng Đài Loan không có sàng lọc chung vì không có nhiều trường hợp không tìm thấy nguồn lây nhiễm và chuỗi lây truyền có thể được theo dõi rõ ràng, nhưng một khi có một số lượng lớn bệnh nhân không rõ nguồn gốc nhiễm trùng, thì sẽ phải tiến hành xét nghiệm sàng lọc chung. Bởi vì đôi khi, xét nghiệm sàng lọc chung thiếu hiệu quả và không có hiệu quả về kinh tế.

Giữa sàng lọc chung và xét nghiệm được chỉ định, ông đề nghị rằng các trường hợp có mối liên hệ chặt chẽ (với người bị nhiễm) phải được ưu tiên kiểm tra, theo sau là các nhóm có nguy cơ cao.

Nhóm được gọi là nguy cơ cao đề cập ở đây chính là nhân viên y tế, nhân viên thu ngân siêu thị, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng như xe buýt và taxi. Những người này có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và phải được xét nghiệm trước.

Nếu họ không bị nhiễm bệnh thì những người khác sẽ không bị nhiễm bệnh.

Chuyên gia Đài Loan: Có thể đến tận khi có vắc-xin khống chế Covid-19, chúng ta phải sống bán bình thường - Ảnh 3.

Cho đến nay, một số người vẫn đang hỏi về nguồn gốc của coronavirus mới. ông Trần cho rằng, rất khó để theo dõi nguồn lây nhiễm số F0. Nếu trường hợp bệnh nhân số 0 có triệu chứng nhẹ, thì sẽ không bao giờ được tìm thấy, không phát hiện ra.

Vì vậy, việc tìm kiếm các trường hợp F0 ​​khó hơn nhiều so với SARS.

Nhưng ông cũng đã thẳng thắn nói rằng ông dự đoán sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào cuối tháng 5. "Nhưng thật khó để dự đoán." Tuy nhiên, ông tin rằng dịch bệnh ở châu Âu đã qua đỉnh điểm và đang chậm lại, trong khi Hoa Kỳ vẫn đang tăng lên. "Hy vọng đến cuối tháng 5 sẽ thấy được ánh sáng bình minh/thắng lợi trong công cuộc chống dịch".

*Theo CommonHealth

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại