Hiện nay việc lạm dụng truyền dịch đang ngày càng gia tăng. Sự tùy tiện này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, thậm chí mất mạng.
Ủy ban Sức khỏe và Y tế Tỉnh An Huy, Trung Quốc gần đây công bố danh sách "53 loại bệnh không cần truyền dịch".
Trong danh sách có những loại bệnh thường gặp, một số bệnh ngoại khoa, bệnh phụ khoa, bệnh nhi đều xác nhận không cần thiết truyền kháng sinh. Danh sách này vừa đưa ra đã làm dấy lên các cuộc tranh luận trên các trang mạng.
Ông Tiêu Tương Như – Giáo sư Trường đại học Đông y Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ phân tích để giúp chúng ta hiểu rõ về vấn đề này.
Có thể uống thuốc thì không nên tiêm. Có thể tiêm thì không nên truyền dịch
Truyền dịch là một cách đưa thuốc vào cơ thể khi muốn điều trị bệnh. Các cách đưa thuốc vào cơ thể thường dùng có đường uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch và truyền dịch. Truyền dịch mà chúng ta đang nhắc tới ở đây chính là truyền tĩnh mạch.
Trong đó, cách thường dùng, an toàn và đơn giản nhất chính là thông qua con đường uống. Giáo sư Như nhấn mạnh: "Nếu uống thuốc hoàn toàn có thể đạt được mục đích điều trị vậy hãy dùng cách thức này".
Những trường hợp có thể truyền dịch gồm: Xuất huyết ồ ạt, sốc, người bị bỏng nặng, nôn dữ dội, bị tiêu chảy, người bệnh không thể ăn uống, gặp trở ngại khi nuốt, dạ dày có vấn đề về hấp thụ, lây nhiễm nặng hoặc bị phù nước.
Giáo sư Như cho biết "Nếu không có những triệu chứng nêu trên thì không cần thiết phải truyền dịch. Cho nên trong giới y khoa đang đưa ra khẩu hiệu: Có thể uống thuốc thì không tiêm, có thể tiêm thì không truyền dịch".
"Ở Trung Quốc còn có khẩu hiệu: Có thể dùng Đông y thì không nên dùng Tây y" Giáo sư Như cho biết.
"Phản ứng truyền dịch" dễ gây ra hậu quả khôn lường
Giáo sư Như phân tích "Truyền dịch có ưu điểm của nó. Nó có thể giúp thuốc đi vào máu và phát huy tác dụng điều trị nhanh hơn. Đồng thời do truyền trực tiếp vào máu nên nguy cơ cũng cao hơn so với đường uống và tiêm".
Trong quá trình truyền nếu có khâu nào không đúng quy pham sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong.
Ví dụ đơn giản nhất là tốc độ truyền dịch nếu không kiểm soát tốt sẽ có thể khiến bệnh nhân suy tim. Hoặc nếu công tác khử trùng không đạt tiêu chuẩn sẽ lây các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV.
Giáo sư Như nói "Xét ở góc độ khác, cơ hội của truyền dịch nhiều, nguy cơ xảy ra phản ứng trong truyền dịch cũng cao. Giảm truyền dịch không cần thiết đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ phản ứng trong truyền dịch.
(Ảnh minh họa)
Nếu có thể không truyền dịch thì không nên truyền
Giáo sư Như đưa ra lời khuyên: "Người bệnh nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên cưỡng cầu bác sĩ truyền dịch. Việc truyền dịch có cần thiết hay không còn tùy thuộc vào tình hình của bệnh".
Là bệnh nhân không những không nên "xin" bác sĩ cho truyền dịch mà còn nên xác nhận với bác sĩ xem có thật sự cần thiết truyền dịch hay không.
Hiện Trung Quốc là nước truyền dịch số một thế giới. Có một số bệnh viện và bác sĩ thực sự có tồn tại vấn đề lạm dụng truyền dịch.
Khi cảm cúm nếu không có bệnh và biến chứng thì không nên truyền dịch
Mùa đông là mùa cao điểm của cảm cúm, rất nhiều người khi vừa có triệu chứng liền vội đi "tiếp nước".
Khi cảm cúm nếu không có bệnh và biến chứng thì không cần thiết phải truyền dịch. Ví dụ, người bệnh đã mắc bệnh phổi do bị cảm cúm khiến bệnh phổi trầm trọng hơn, gây suy tim. Lúc này người bệnh cần truyền dịch.
Đối với người bình thường nếu bị cảm cúm chỉ cần uống thuốc là đủ.
Giáo sư Như cho biết "Cảm cúm là căn bệnh do virut gây nên. Tây y hiện chưa có cách điều trị tận gốc đối với căn bệnh này. Vậy nên nếu dùng Đông y điều trị sẽ tốt hơn".
"Thông thường chỉ cần uống từ 1 đến 3 thang là có thể khỏi bệnh, hơn nữa không có tác dụng phụ, an toàn".
Đối với người bình thường nếu bị cảm cúm chỉ cần uống thuốc là đủ
*Theo Sina